Rừng phòng hộ biển Tây nằm ở khu vực giữa Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và Vườn Quốc gia U Minh Hạ, thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau. Rừng phòng hộ có tổng chiều dài 147km, kéo dài từ rạch Tiểu Dừa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh cho đến tận Mũi Cà Mau, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Diện tích cánh rừng này vào khoảng 96.000ha, trong đó 52.000ha là rừng đặc dụng.

Rừng phòng hộ biển Tây và lá chắn thiên nhiên vững chắc của Cà Mau 2

Rừng phòng hộ biển Tây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái và giảm nhẹ hậu quả thiên tai

Xem thêm: Khám phá Đảo Hòn Khoai nằm e ấp bên cực Nam của Tổ quốc

Rừng phòng hộ biển Tây sở hữu hệ sinh thái cùng động, thực vật tương đối đa dạng. Trong đó, các loài thực vật chiếm ưu thế là đước đen, mắm trắng, mắm đen, mắm ổi, vẹt dù. Bên cạnh đó là quần thể thực vật tại khu vực rừng tái sinh tự nhiên, mọc hỗn giao giữa các loại cây đước, cây vẹt và rừng mắm. Rừng phòng hộ biển Tây còn phát triển theo diễn thể tự nhiên của rừng ngập mặn, khá giống với hệ sinh thái tại cù lao cửa sông.

Theo cẩm nang khám phá Cà Mau, nếu đi theo chiều từ ngoài biển vào, đầu tiên bạn sẽ gặp thảm thực vật thuần với các loài mắm mọc nhiều trên nền đất mềm. Tiếp theo sẽ đến rừng cây đước xuất hiện, tạo thành thảm thực vật hỗn giao giữa mắm và đước. Vào sâu hơn bên trong nội địa, khi phần đất đã rắn hơn, cây mắm sẽ thưa dần, chỉ còn lại cây đước là chủ yếu.

Nhờ những cánh rừng ngập mặn này hình thành nên vành đai tự nhiên nên có tác dụng phòng hộ biển, hỗ trợ rất nhiều cho công tác duy trì, bảo vệ các hệ sinh thái bên trong đất liền. Từ đó khiến thiên tai, những điều kiện thời tiết phức tạp như bão, lũ lụt cũng không tác động quá mạnh đến hệ sinh thái, góp phần tạo nên sự cân bằng cho môi trường.

Rừng phòng hộ biển Tây và lá chắn thiên nhiên vững chắc của Cà Mau 3

Rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa rất lớn đối với an toàn của con người và hệ sinh thái

Vì có Rừng phòng hộ biển Tây nên đã giúp bảo vệ sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân Cà Mau. Thế nên, rất nhiều ngôi làng của người dân tập trung sinh sống ven theo những tuyến đê biển và rừng phòng hộ để tránh khỏi nạn xâm thực. Hệ sinh thái đa dạng, rừng ngập mặn Cà Mau rậm rạp nên cũng tạo điều kiện để rất nhiều loài tôm, cá, cua, ốc, nghêu, sò... sinh sản và trú ngụ. Vì thế, nơi đây đã trở thành môi trường sống lý tưởng cho các loài thủy sinh, cá nước mặn, nước ngọt và nước lợ. 

Người dân thường dùng thuyền độc mộc vào rừng phòng hộ đánh cá, mò tôm. Những khu vực đầm lầy lại càng nhiều loại cua, ốc. Không khí trong rừng cũng rất mát mẻ, dễ chịu, mùi của cây đước, nước biển, bùn lầy hòa vào nhau, mang phong vị riêng của mảnh đất cực Nam Tổ quốc. Tuy nhiên, trong rừng có rất nhiều muỗi, bạn nên dùng kem hoặc xịt chống côn trùng trước khi vào tham quan nhé. Nếu muốn cắm trại qua đêm tại Rừng phòng hộ biển Tây thì bạn cần hỏi người dân địa phương để tránh khu vực thủy triều dâng. 

Ngoài ra, bạn còn có thể di chuyển ra cụm đảo Hòn Đá Bạc để tham quan. Cụm đảo này hiện nay đã được tỉnh Cà Mau đầu tư xây dựng cầu vượt biển để phục vụ du lịch tham quan, nghỉ mát. Trên đảo là đền thờ Ông Nam Hải, nơi bạn có thể ngắm nhìn bộ xương cá Ông dài đến 13m. 

Rừng phòng hộ biển Tây và lá chắn thiên nhiên vững chắc của Cà Mau 4

Những ngôi làng nhỏ của người dân sống nép mình sau rừng phòng hộ

Trên đây là một vài thông tin về Rừng phòng hộ biển Tây mà cẩm nang du lịch MIA.vn muốn mang đến cho bạn. Chúc bạn có những trải nghiệm đáng nhớ khi đến với mảnh đất thanh bình này nhé.