Theo như các già làng người Mông của xã La Pán kể lại thì rượu thóc La Pán Tẩn đã có từ lâu đời, không ai biết có từ bao giờ và người nào sáng tạo ra. Nhà ai cũng có nhiều rượu thóc, nhưng phải khách quý lắm thì người Mông mới mời uống, mà đã uống thì phải uống bằng bát, uống cho bằng hết rượu trong nhà mới thôi. Uống say đến độ không biết gì nữa, rồi cả chủ lẫn khách ôm nhau nằm ngủ dưới sàn đất trải rơm.

Rượu thóc La Pán Tẩn được làm từ thóc ngon trồng trên những ruộng bậc thang, được ủ men và chưng cất hai lần theo phương pháp truyền thống nên sẽ không bị đau đầu như rượu dưới xuôi. Đêm uống say nhưng sáng ra người tỉnh táo như vừa trải qua một giấc ngủ. Rượu thóc La Pán Tẩn ngon và nổi tiếng đến độ Tết đến xuân sang, nhiều du khách sẽ đến mua vài chục lít về để vừa uống vừa làm quà biếu tặng.

Bạn vẫn còn say mê hương vị của Bánh chim gâu Yên Bái, Bưởi Đại Minh, Cá sỉnh Nậm Thia... chứ? Lần này cùng MIA.vn say sưa với Rượu thóc La Pán Tẩn nhé

Xem thêm:  Cam Văn Chấn - Đắm chìm vào sự ngọt ngào mọng nước

Rượu thóc La Pán Tẩn – Men say êm dịu mảnh đất Yên Bái 2

Rượu thóc La Pán Tẩn ngon và nổi tiếng đến mức rất nhiều du khách tìm đến và mua vài chục lít để về uống và làm quà

Để chưng cất được một mẻ rượu thóc La Pán Tẩn ngon thì ngoài việc lựa chọn được thóc nương ngon, thì còn phải có thêm một số các nguyên liệu không thể thiếu khác là men lá gia truyền và nước có nguồn tinh khiết được lấy từ trong các khe núi đá.

Sau khi đã làm sạch thóc nương thì không xát mà để nguyên vỏ trấu cho vào chảo gang, luộc trên bếp lửa từ 2 - 3 tiếng đồng hồ. Công đoạn này giống như người dưới xuôi nấu gạo thành cơm rượu, men lá được làm từ các loại thuốc lá trên rừng. Lá thân cây được băm nhỏ, nghiền nhỏ rồi trộn với bột để tạo thành men lá. 

Khi thóc đã chín thì múc ra cho nguội hẳn rồi rắc men lá trộn đều bỏ vào các thùng. Việc ủ men trong nấu rượu là rất quan trọng. Men sẽ được giã nhỏ ra thành bột, rắc đều vào thóc đã được luộc chín. Người nấu có thể rắc men trực tiếp ở trong nong đựng thóc nguội, sau đó thì cho vào thùng ủ. Hoặc cho 1 lớp thóc đã luộc vào thùng rồi rắc 1 lớp men, tiếp tục cho tới khi đầy thùng.

Khoảng từ hai đến ba ngày sau, khi các thức trong thùng chứa bắt đầu len men thì người dân sẽ tiếp tục công đoạn ủ từ 7 - 8 ngày rồi mới đem vào chưng cất thành rượu. Một mẻ rượu thóc La Pán Tẩn như vậy thường nấu từ 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng đồng hồ.

Cách chưng cất rượu thóc La Pán Tẩn gần giống với cách chưng cất rượu gạo của người miền xuôi nhung có điểm khác biệt ở đây chính là các dụng cụ để chưng cất. Thông thường, người Mông sẽ đặt một chiếc chảo gang có nước lên trên bếp, rồi để một cái chu chớ có đừng kính khoảng từ 70 - 80 cm và chiều cao gần 1 mét lên bên trên chiếc chảo, xung quanh viền sẽ được bịt kín bằng cám để kín hơi.

Bên trong chu chớ tiếp tục đặt một cái chá chớ bằng gỗ đẽo hình cái máng dài thuôn nhỏ một đầu dùng để dẫn rượu ra ngoài. Sau khi mọi thứ đã được chuẩn bị xong và lửa trong bếp cũng được nổi lên, chủ nhà sẽ làm công việc cuối cùng là đặt một cái chảo gang có chứa nước lạnh lên trên cái chu chớ rồi cầu khấn trước nồi rượu mong cho được mẻ rượu thóc La Pán Tẩn ngon. Sau đó, rượu sẽ được nấu lần thứ hai và ủ trong các vật chứa lớn như chum, vại cùng với một số loại lá cây rừng.

Rượu thóc La Pán Tẩn – Men say êm dịu mảnh đất Yên Bái 3

Khi thóc chín sẽ được múc ra để nguội hẳn rồi rắc men lá vào trộn đều

Rượu thóc La Pán Tẩn – Men say êm dịu mảnh đất Yên Bái 4

Một mẻ rượu thóc La Pán Tẩn thường nấu từ 2.5 – 3 tiếng đồng hồ

Rượu thóc La Pán Tẩn không gây đau đầu cho người uống, mà khi uống vào bạn sẽ chỉ cảm nhận được vị êm say, thơm ngọt mà rượu mang đến. Sẽ thực thú vị khi làm một chén rượu thóc và say cùng bạn bè, người thân mình đấy.