Shinto còn được biết đến với tên gọi khác là Thần Đạo. Đây là một tôn giáo bản địa nổi tiếng của Nhật Bản và đã được hình thành từ thời tiền sử. Vì thế, tôn giáo này được xem là hệ tư tưởng đã gắn bó với sự hình thành, phát triển của văn hóa xã hội Nhật Bản trong hàng ngàn năm.

Shinto có nét đặc trưng riêng là không có hệ thống giáo lý duy nhất. Thay vào đó, những người theo Thần Đạo sẽ có tín ngưỡng thờ phụng thần Kami, vị thần đại diện cho thiên nhiên, tổ tiên và các hiện tượng siêu nhiên. Kami trong quan niệm có thể là linh hồn của những ngọn núi, sống, biển và cả những yếu tố đặc biệt khác.

Shinto vốn là một thuật ngữ bắt nguồn từ chữ Hán. Trong đó, từ “shin” có nghĩa là thần linh và “to” có nghĩa là con đường. Vì thế, Shinto có thể được hiểu là con đường của các vị thần. Bạn có thể lý giải được điều này thông qua việc tìm hiểu về cội nguồn và lịch sử hình thành Shinto.

Shinto (Thần Đạo): Tôn giáo bản địa gắn với tinh thần Nhật Bản 2

Shinto là tôn giáo bản địa đã đi sâu vào văn hóa Nhật Bản. Ảnh: Kanenori

Thần Đạo Shinto chưa có ngày thành lập cụ thể và cũng chưa ai có thể khẳng định chính xác thời điểm. Chỉ biết rằng, tôn giáo này được phát triển dần từ tín ngưỡng dân gian của người Nhật cổ.

Cho đến nay, các nhà sử học tại Nhật Bản vẫn còn đang tranh cãi về thời điểm thích hợp để xem Shinto là một tôn giáo chính thức riêng biệt. Chỉ biết rằng, sự tôn kính đối với thần Kami đã được bắt nguồn từ thời kỳ yayoi của Nhật Bản (năm 300 TCN đến 300 SCN).

Vào thời kỳ Kofun (năm 300 đến 538 SCN), Phật giáo du nhập vào Nhật Bản và gắn bó mật thiết với tín ngưỡng thờ thần Kami. Lúc bấy giờ, Kami được xem là một phần đặc biệt của vũ trụ quan Phật giáo và được mô tả theo kiểu nhân cách hóa.

Vào thời Minh Trị (1868 đến 1912), giới lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc tại Nhật đã tách rời vai trò của việc thờ thần Kami ra khỏi Phật Giáo. Từ đó, Thần Đạo nhà nước được thành lập và một số nhà sử học đã coi đây là một tôn giáo riêng biệt. Sau khi Nhật Bản thất bại trong Thế chiến thứ II, Thần Đạo đã chính thức tách khỏi nhà nước và hoạt động độc lập.

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, ngày nay, bạn có thể tìm thấy khoảng 100.000 đền thờ Shinto công cộng ở Nhật Bản. Đây cũng là tôn giáo đông người theo nhất Nhật Bản. Các khía cạnh văn hóa của Shinto cũng đã được đưa nhiều vào phong trào tôn giáo mới tại Nhật Bản.

Shinto (Thần Đạo): Tôn giáo bản địa gắn với tinh thần Nhật Bản 3

Shinto có cội nguồn lịch sử lâu đời. Ảnh: Roger Capper

Một trong những triết lý cốt lõi của Thần Đạo chính là niềm tin vào sự linh thiêng của thiên nhiên. Kami không chỉ là một vị thần mà còn được xem là hiện thân của vạn vật trong đời sống như sông, núi, hiện tượng thiên nhiên, con người.

Ngoài ra, thần đạo còn có khái niệm “Makoto”. Makoto thực chất chỉ tới sự chân thành và thuần khiết. Các tín đồ Thần Đạo được khuyến khích một cách sống chân thật, ngay thẳng, thuần khiết và biết ơn đối với kami. Makoto cũng đề cao sự trung thực trong các mối quan hệ và hành động của con người.

Shinto (Thần Đạo): Tôn giáo bản địa gắn với tinh thần Nhật Bản 4

Shinto gắn liền với niềm tin vào sự linh thiêng của thiên nhiên. Ảnh: Nicki Eliza Schinow

Shinto là một tôn giáo đa màu sắc của văn hóa Nhật Bản với nhiều nghi lễ đặc biệt. Mời bạn cùng Cẩm nang du lịch MIA.vn khám phá những nghi lễ và lễ hội cần có của Shinto tại Nhật Bản.

Nghi lễ thanh tẩy Harae

Harae là một trong những nghi lễ đặc biệt quan trọng của Thần Đạo. Nghi lễ thanh tẩy này thường được sử dụng để loại bỏ những tạp chất và ô uế của con người. Trước khi bước vào đền thờ hoặc thực hiện các nghi lễ tôn giáo khác, các tín đồ thần đạo sẽ được rửa tay và súc miệng ở khu vực temizuya để thanh tẩy. Nghi lễ này tượng trưng cho sự thanh khiết khi giao tiếp với thần kami.

Lễ cầu may Hatsumode

Lễ cầu may Hatsumode là lễ hội mừng năm mới quan trọng đối với các tín đồ Thần Đạo ở Nhật Bản. Người dân sẽ đến các đền thờ để thực hiện thủ tục cầu nguyện cho một năm mới an lành, mạnh khỏe và nhiều thành công hơn. Vào mỗi năm, có đến hàng triệu người Nhật Bản đều tham gia lễ hội này để nguyện cầu những điều an yên cho bản thân, gia đình.

Lễ cưới Thần Đạo Shinzen-shiki

Lễ cưới Thần Đạo Shinzen-shiki là một nghi lễ mang đậm tính chất truyền thống trong văn hóa Nhật Bản. Tại đây, các cặp đôi sẽ thực hiện nghi thức trao lời nguyện thề trước kami. Nghi lễ độc đáo này thường được tổ chức tại đền thờ và sẽ bao gồm các nghi thức như thanh tẩy, dâng lễ, uống rượu sake. Đây cũng là cách để kết nối linh hồn của các cặp đôi với thần linh.

Shinto (Thần Đạo): Tôn giáo bản địa gắn với tinh thần Nhật Bản 5

Shinto có những nghi lễ đặc biệt quan trọng. Ảnh: Gio Almonte

Đền thờ với kiến trúc độc đáo cũng là một phần quan trọng trong Shinto. Vậy đền thờ Shinto có gì đặc sắc và có những ngôi đền nổi tiếng nào, hãy cùng Cẩm nang du lịch MIA.vn tìm hiểu nhé!

Đền thờ chính là nơi quan trọng dùng để thực hiện các nghi lễ tôn thờ đối với thần Kami. Đền thờ Thần Đạo thường được xây dựng ở những địa điểm thiên nhiên tuyệt đẹp, gần núi, sông hoặc rừng.

Mỗi đền thờ Shinto thường có một honden, vốn là nơi cư ngụ của Kami. Các tín đồ Shinto thường sẽ không được vào khu vực này mà chỉ được đứng phía trước để cầu nguyện. Bên cạnh đó, các đền còn có khu vực temizuya. Đây là nơi mà bạn có thể thực hiện thủ tục thanh tẩy trước khi bước vào đền.

Những ngôi đền Thần Đạo thường có đặc điểm chung là chiếc cổng đỏ Torii nổi tiếng. Đây được xem là cánh cửa phân chia giữa thế giới phạm tục và thế giới linh thiêng của thần Kami. Cánh cổng thường có màu đỏ nhằm tượng trưng cho sự thanh khiết và bảo vệ nơi đây khỏi tà ma.

Shinto (Thần Đạo): Tôn giáo bản địa gắn với tinh thần Nhật Bản 6

Đền thờ Shinto thường gắn liền với sự trù phú của thiên nhiên. Ảnh: Alex Mesmer

Đền Fushimi Inari

Đền Fushimi Inari khá nổi tiếng với các tín đồ du lịch bởi không gian tuyệt đẹp cùng khung cảnh hữu tình. Đây là ngôi đền nằm ở phía Nam Kyoto với dãy cổng torii nối dài khá ấn tượng. Nơi đây có đến hàng nghìn chiếc cổng nối liền đến quần thể các công trình ấn tượng bên trong.

Shinto (Thần Đạo): Tôn giáo bản địa gắn với tinh thần Nhật Bản 7

Đền Fushimi Inari là ngôi đền Thần Đạo nổi tiếng nhất Nhật Bản. Ảnh: David Emrich

Kumano-Nachi Taisha

Kumano-Nachi Taisha là một trong những ngôi đền Shinto quy mô nhất ở Nhật Bản. Ngôi đền này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới và Tuyến đường hành hương nổi tiếng tại dãy núi Kii.

Shinto (Thần Đạo): Tôn giáo bản địa gắn với tinh thần Nhật Bản 8

Kumano-Nachi Taisha là một trong những di sản nổi tiếng của Nhật Bản. Ảnh: Pen_ash

Đền Toshogu

Đền Toshogu ẩn mình trong những ngọn núi bên thành phố Nikko. Đây là một trong những ngôi đền có địa thế tuyệt đẹp khi được bao phủ bởi thiên nhiên nguyên sơ. Đây là một trong những đền thờ Shinto đẹp nhất Nhật Bản khi được chạm khắc công phu cùng nhiều hạng mục ấn tượng.

Shinto (Thần Đạo): Tôn giáo bản địa gắn với tinh thần Nhật Bản 9

Đền Toshogu ẩn mình nơi núi non tuyệt đẹp. Ảnh: Sean Pavone

Shinto ngày nay không chỉ là tôn giáo mà còn là cách sống và ứng xử cốt lõi trong văn hóa Nhật Bản. Tôn giáo này đã góp phần phản ánh sâu sắc giá trị văn hóa của người Nhật về sự thanh tẩy, tôn trọng thiên nhiên và chân thành trong cuộc sống. Nếu muốn đến với nước Nhật để khám phá thêm về thần đạo, bạn có thể ghé qua MIA.vn và đặt ngay một chiếc vali. Đây sẽ là phương tiện giúp chuyến đi của bạn thêm phần trọn vẹn, thuận tiện hơn.