1 Lý do nên đến hành hương chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính có nghĩa là hướng về núi Đính nơi diễn ra những sự kiện kiêu hùng một thời trong sử Việt. Núi chùa Bái Đính đã từng là nơi vua Đinh Tiên Hoàng lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa. Đây cũng là nơi vua Quang Trung tổ chức lễ tế cờ khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Chùa Bái Đính cổ được đức thánh Nguyễn Minh Không phát hiện và biến các hang động thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông.
Hiện tại quần thể chùa Bái Đính có diện tích lên tới khoảng 539 ha bao gồm 27ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu chùa Bái Đính mới. Trong đó bao gồm các hạng mục công trình như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đỗ xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh...
Năm 2010 chùa đã đăng cai tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam và gần đây nhất là Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2019 - Vesak 2019 do Việt Nam đăng cai vào tháng 5/2019 quy tụ trên 3.000 đại biểu thuộc 113 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây cũng là lý do mà nhiều du khách thường tìm đến hành hương chùa Bái Đính.
Đặc biệt chùa còn được báo giới ca ngợi với loạt kỷ lục châu Á lẫn Đông Nam Á như: sở hữu tượng Phật bằng đồng dát vàng nặng 100 tấn trong điện Pháp Chủ, tượng Phật Quan m bằng đồng nặng 90 tấn, tượng Phật Di Lặc bằng đồng nặng 100 tấn lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng nặng 36 tấn lớn nhất Việt Nam trong tháp chuông, khu chùa có hành lang tượng La Hán nhiều nhất và dài nhất Châu Á (cụ thể là khoảng 500 tượng cao 2 mét kéo dài 3km).
Xem thêm: Đắm mình vào vẻ đẹp yên bình, thơ mộng ở Đầm Vân Long - Ninh Bình
2Hướng dẫn hành hương chùa Bái Đính
Hằng năm khi đến Tết Nguyên đán thường có các lễ hội được tổ chức tại chùa Bái Đính bắt đầu từ mùng 1 Tết, chính thức khai mạc hôm mùng 6 Tết và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Cũng bởi thế mà chùa đã thu hút hàng vạn du khách tứ phương đổ về cố đô Hoa Lư hành hương chùa Bái Đính. Lúc này chúng ta cần lưu ý một số điểm sau để chuyến hành trình suôn sẻ hơn nhé:
- Dịp lễ Tết Nguyên đán ở Ninh Bình hay có những mưa phùn bất chợt nên đến nếu có ý định hành hương chùa Bái Đính vào dịp này bạn nên chuẩn bị theo dù che mưa bởi chúng ta sẽ phải di chuyển khá nhiều.
- Hầu như dịp nào chùa Bái Đính cũng khá đông khách tham quan, nhưng đặc biệt đông là cuối tuần và lễ Tết nên chúng ta phải lưu ý giữ gìn tư trang và giày dép khi để dép ở ngoài vì có thể bị thất lạc. Kinh nghiệm là hạn chế mang đồ vật đắt tiền theo để tránh thất lạc.
- Khuôn viên trong chùa vô cùng rộng và có nhiều địa điểm tham quan nên để thuận tiện đi lại hoặc leo núi bạn không nên đi guốc, dép xỏ ngón hay trơn mà nên đi giày thể thao, giày lười hoặc những đôi giày thích hợp vận động.
- Mang theo hành lý gọn nhẹ, bôi kem chống nắng và chuẩn bị ít nước để dễ dàng đi lại và tham quan được nhiều nơi.
- Chúng ta nên chuẩn bị sẵn nhiều tiền lẻ trong người để đặt lễ, góp công đức. Nếu không mang theo chúng ta có thể đổi tiền trước cổng chùa với những người chuyên thu đổi, hoặc mua chút đồ gì đó và nhờ người bán hàng đổi thành tiền lẻ giúp.
Nếu đi hành hương chùa Bái Đính trong 1 ngày thì bạn sẽ khó mà tham quan được hết các địa điểm trong quần thể này bởi khuôn viên quá rộng lớn tại đây. Tuy nhiên những điểm đến đặc biệt chúng ta không nên bỏ qua chính là khu Chùa Bái Đính cổ, chùa Bái Đính mới, hang Sáng - động Tối, thắp nhang ở Đền thờ thần Cao Sơn, chiêm ngưỡng vẻ đẹp nước xanh ngắt của Giếng Ngọc.
- Chùa Bái Đính cổ: Nằm cách điện Tam Thế chùa Bái Đính 800m, nơi Đức Thánh Nguyễn Minh Không về núi Bái Đính tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua vào thời nhà Lý. Do đó chùa cũng mang đậm lối kiến trúc thời kỳ này khi không có những mái chùa cong vút, trụ cột to lớn hay thượng điện nguy nga mà lại dựng theo kiến trúc chùa động
- Chùa Bái Đính Mới: Được xây dựng từ năm 2003 với 8 hạng mục công trình chính là Cổng Tam Quan, Hành Lang La Hán, Tháp Chuông, điện Quan Thế m Bồ Tát, Điện Pháp Chủ, Điện Tam Thế, Phật Di Lặc và Bảo Tháp.
- Hang Sáng: Hang động dài khoảng 25m, rộng 15m và là nơi thờ Phật do đức Nguyễn Minh Không lập vào khoảng năm 1096 – 1106, trước cửa có 2 đức Hộ Pháp là Ông Khuyến Thiện và ông Trừng Ác, bên trong điện thờ là ban Tam Bảo.
- Động Tối: Lớn hơn hang Sáng và có 7 buồng thông nhau qua những ngách đá. Mỗi hang lại mang một hình dạng khác biệt do mẹ thiên nhiên ban tặng.
- Đền thờ thần Cao Sơn: Đi sâu vào Hang Sáng phía sau bàn thờ Phật là bàn thờ thần Cao Sơn, con thứ 17 vua Lạc Long Quân. Ông là người đã giúp đỡ và dạy bảo người dân cách làm ăn sinh sống nên được mọi người lập đền thờ.
- Giếng Ngọc: Giếng nước lớn với đường kính 30m, độ sâu 10m với màu sắc xanh ngọc bích, xung quanh có 4 lầu bát giác cùng mạch nước tự nhiên trước nay chưa bao giờ cạn mặc dù nằm trên cao.
Chắc hẳn Phật tử này cũng muốn được một lần đến hành hương chùa Bái Đính trong cuộc đời. Không chỉ là quần thể chùa rộng lớn mà nơi đây còn là khu du lịch văn hóa tín ngưỡng tâm linh thu hút đông đảo du khách tới chiêm bái và ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ của đất trời Ninh Bình nhất là vào các dịp lễ hội. Sau đó chúng ta cũng có thể khám phá thêm nhiều điểm đến hấp dẫn khác như các địa điểm tâm linh tại Tràng An, Tam Cốc Bích Động, Thung Nắng…