Trong tiếng Nhật, tết nguyên đán còn gọi là Hatsumode. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm theo phong tục Nhật Bản. Hatsumode diễn ra vào những ngày đầu năm. Mọi người sẽ cùng nhau tham gia các nghi lễ tại những ngôi đền lớn như Meiji Jingu ở Tokyo hay Senso-ji ở Asakusa.

10 phong tục Nhật Bản vẽ nên sự đặc sắc xứ Phù Tang 2

Trong phong tục Nhật Bản, Hatsumode là một trong những lễ hội quan trọng nhất. Ảnh: asianinspirations

Từ lâu, người dân xứ Phù Tang đã duy trì nét đẹp văn hóa vãn cảnh đền, chùa vào dịp đầu năm để cầu nguyện cho một năm mới bình an, may mắn và thịnh vượng. Phong tục này thể hiện niềm tin mạnh mẽ vào sự bảo vệ và che chở của các vị thần linh đối với cuộc sống hàng ngày của con người.

Một trong những nghi lễ quan trọng trong dịp này là việc mua bùa may mắn (omamori) hoặc thẻ cầu nguyện (ema), nơi mọi người ghi lại những ước nguyện, hy vọng và mong muốn của mình cho năm mới. Ngoài ra, người dân cũng tham gia vào các hoạt động như rửa tay và súc miệng tại các đền thờ để thanh tẩy cơ thể và tâm hồn trước khi cầu nguyện.

Obon là một lễ hội truyền thống rất quan trọng ở Nhật Bản. Đây là nét đẹp của phong tục Nhật Bản với mục đích tưởng nhớ và tôn vinh tổ tiên cùng người thân đã qua đời.

Người dân xứ sở hoa anh đào có tục lệ tổ chức lễ Obon vào mùa hè, thường là rơi vào khoảng giữa tháng 8. Trong lễ Obon, mọi người sẽ cùng quây quần bên nhau như một cách thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

10 phong tục Nhật Bản vẽ nên sự đặc sắc xứ Phù Tang 3

Obon là nét đẹp của phong tục Nhật Bản. Đây là dịp tưởng nhớ và tôn vinh tổ tiên cùng người thân đã qua đời. Ảnh: allaboutjapan

Trong tín ngưỡng Nhật Bản, Obon là dịp để các linh hồn trở về thăm gia đình, người thân. Do đó, họ sẽ tổ chức những hoạt động như cách chào đón như tảo mộ, trang trí lại mộ phần. Ngoài ra, mọi người sẽ cùng nhau tổ chức những bữa tiệc ấm cúng, thắp đèn lồng ngụ ý dẫn đường cho các linh hồn trở về.

Một trong những hoạt động đặc trưng và nổi bật trong lễ hội này là múa Bon Odori. Bon Odori là điệu múa truyền thống được tổ chức khắp Nhật Bản. Với điệu Bon Odori, mọi người cùng nhau nhảy múa vui vẻ dưới ánh đèn lồng. Tất cả tạo không khí lễ hội đầy sự tôn kính nhưng cũng không kém phần vui nhộn.

Đám cưới tại Nhật Bản mang đậm phong cách truyền thống với những nghi lễ trang trọng. Trong đám cưới, cô dâu thường mặc kimono trắng, tượng trưng cho sự thuần khiết và trong sáng. Chú rể sẽ mặc trang phục truyền thống haori và hakama. Các nghi thức trong lễ cưới của Nhật Bản mang nhiều ý nghĩa tâm linh, thể hiện sự kết nối giữa hai gia đình và tôn vinh tổ tiên.

10 phong tục Nhật Bản vẽ nên sự đặc sắc xứ Phù Tang 4

Đám cưới tại Nhật Bản với những nghi lễ và hình ảnh cô dâu, chú rể mặc trang phục truyền thống. Ảnh: gaijinpot

Một nghi thức đặc biệt trong đám cưới Nhật Bản là "san-san-kudo". Theo MIA.vn tìm hiểu, thì đây là nghi thức cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau uống rượu sake ba lần ba, biểu trưng cho sự kết nối bền chặt giữa hai gia đình. Các nghi lễ cưới là sự kết hợp giữa hai cá nhân, đồng thời là sự giao thoa giữa các gia đình. Đây là một cách người Nhật thể hiện lòng kính trọng và sự kỳ vọng vào một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.

Từ lâu, tắm Osen là một phong tục Nhật Bản lâu đời và gần như không thể tách biệt khỏi sự đặc sắc của văn hóa xứ Phù Tang. Những suối nước nóng ngầm tự nhiên là món quà thiên nhiên dành tặng cho đất và người nơi đây. Tắm suối nước nóng mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, cũng như là một cách thư giãn tuyệt vời. Người Nhật tin rằng tắm onsen giúp chữa lành cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu và giảm stress hiệu quả.

10 phong tục Nhật Bản vẽ nên sự đặc sắc xứ Phù Tang 5

Tắm Osen là một phong tục lâu đời và gần như không thể tách biệt khỏi văn hóa xứ Phù Tang. Ảnh: kiniseko

Ngoài tác dụng về sức khỏe, tắm onsen còn là cơ hội để mọi người thư giãn, tìm lại sự bình yên trong tâm hồn. Điều đặc biệt là khi ngâm mình trong nước suối nóng, người Nhật cảm nhận được sự kết nối với thiên nhiên. Đây là điều giúp tinh thần trở nên thư thái và khỏe mạnh hơn. Onsen thường được xây dựng ở những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo ra một không gian thư giãn tuyệt vời cho người sử dụng.

Khi tham gia vào phong tục tắm onsen, người dân và khách du lịch cần tuân thủ một số quy tắc cơ bản như phải tắm sạch sẽ trước khi vào bể nước nóng và không mang đồ bơi. Những quy tắc này giúp duy trì không gian thanh tịnh và tôn trọng người khác khi tắm.

Cúi đầu là một phần không thể thiếu trong giao tiếp xã hội tại Nhật Bản. Việc cúi đầu được xem là hành động thể hiện sự tôn trọng và khiêm tốn đối với người khác. Tùy thuộc vào mức độ tôn trọng và hoàn cảnh, người Nhật sẽ cúi đầu với góc độ khác nhau. Cúi đầu là hình thức giao tiếp phản ánh phẩm giá và văn hóa của con người Nhật Bản.

10 phong tục Nhật Bản vẽ nên sự đặc sắc xứ Phù Tang 6

Cúi đầu là một phần không thể thiếu trong giao tiếp xã hội tại Nhật Bản để thể hiện sự tôn trọng người đối diện. Ảnh: Wikipedia

Phong tục Nhật Bản nàythể hiện sự tôn trọng và khiêm tốn, những giá trị được người dân xứ Phù Tang coi trọng trong mọi mối quan hệ. Đây là đặc trưng văn hóa nổi bật của đất nước mặt trời mọc, nơi mỗi cử chỉ nhỏ đều thể hiện thái độ sống, sự quan tâm và tôn trọng đối với người khác.

Nhật Bản là một quốc gia rất chú trọng đến văn hóa ăn uống. Những quy tắc trong ăn uống thể hiện sự lịch sự lẫn tấm lòng tôn trọng đối với thực phẩm và người xung quanh. Một số quy tắc cơ bản bao gồm không đâm đũa vào cơm, không truyền thức ăn từ đũa này sang đũa kia. Trong phong tục Nhật Bản, những hành động này có liên quan đến tang lễ.

Các quy tắc này cũng giúp tạo dựng một không khí tôn nghiêm. Điều này giúp mọi người ăn uống một cách nhẹ nhàng và tôn trọng lẫn nhau.

Hanami là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất tại Nhật Bản. Lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân để mọi người có thể cùng nhau ngắm hoa anh đào. Đây là thời gian chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh hoa anh đào nở rộ, cũng như tụ họp gia đình, bạn bè, thưởng thức đồ ăn.

10 phong tục Nhật Bản vẽ nên sự đặc sắc xứ Phù Tang 7

Hanami là một trong những lễ hội nổi tiếng để mọi người cùng nhau ngắm hoa, dã ngoại. Ảnh: gaijinpot

Vào ngày lễ Shichi-Go-San, các bé sẽ mặc trang phục truyền thống, đến đền thờ cầu nguyện cho sức khỏe và sự phát triển. Đây là dịp để gia đình cầu chúc cho con cái một tương lai khỏe mạnh và thành công.

Phong tục cúng thần Kami là một phần không thể thiếu trong đạo Shinto. Người Nhật tin rằng các thần linh sống trong thiên nhiên. Vì vậy, Kami là dịp để họ tổ chức các nghi lễ để tôn vinh và cầu nguyện cho sự bình an và hạnh phúc.

Nghi lễ cúng thần thường được thực hiện tại các đền Shinto, nơi mọi người đến dâng lễ vật và cầu nguyện. Những nghi lễ này giúp người dân kết nối với vũ trụ và thiên nhiên, tạo ra không gian thanh tịnh và hòa hợp.

Tanabata là phong tục Nhật Bản có nguồn gốc khởi đi từ câu chuyện cổ tích về hai ngôi sao Orihime và Hikoboshi, biểu tượng cho tình yêu xa cách. Mỗi năm vào ngày lễ Tanabata, họ được phép gặp nhau một lần trên cầu Ôn. Chính vì vậy, trong phong tục Nhật Bản, lễ hội này cũng mang ý nghĩa về sự kết nối và hy vọng.

Vào dịp Tanabata, người Nhật thường viết ước nguyện lên giấy và treo chúng trên cây tre, hy vọng những ước mơ sẽ thành hiện thực. Tanabata là một dịp lễ vui tươi, đầy hy vọng và mơ mộng, tạo ra không khí phấn khởi và niềm tin vào tương lai.

10 phong tục Nhật Bản vẽ nên sự đặc sắc xứ Phù Tang 8

Tanabata là lễ hội gắn liền với việc treo giấy ước nguyện lên cây. Đây là một phong tục Nhật Bản lâu đời. Ảnh: Japan

Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ những phong tục truyền thống sâu sắc. Những phong tục Nhật Bản này in mang đậm giá trị văn hóa, và là một phần không thể thiếu. Khi đến với đất nước mặt trời mọc, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm và tìm hiểu những nét đẹp văn hóa độc đáo này, góp phần làm phong phú thêm hành trình khám phá của mình. Xách vali lên và đi thôi nào!