Bánh chưng là món ăn truyền thống mà bất cứ người Việt Nam nào cũng đều biết đến. Trong tâm thức của dân tộc ra, bánh chưng chính là linh hồn của ngày Tết. Tết Nguyên Đán đến thì nhất định phải gói bánh chưng để dâng lên ông bà, tổ tiên. Nguồn gốc của bánh chưng bắt nguồn từ truyền thuyết về Lang Liêu, là con của Vua Hùng thứ 6.

Câu chuyện tương truyền sau khi phá xong giặc Ân, đất nước lập lại thái bình, Vua Hùng muốn chọn một người con tài giỏi để truyền ngôi. Vì vậy nên Vua Hùng đã yêu cầu các con của mình chuẩn bị lễ vật dâng cúng Tiên Vương. Lễ vật của hoàng tử nào hợp ý Vua nhất thì ông sẽ truyền ngôi cho người đó.

Bánh chưng, món bánh biểu tượng của Tết cổ truyền Việt Nam 2

Bánh chưng là món bánh cổ truyền đã quen thuộc với bất cứ một người Việt nào

Trước yêu cầu này của Vua cha, các vị hoàng tử đã thi nhau đi tìm những của ngon vật lạ trên đời để dâng lên. Chỉ có Lang Liêu do mẹ mất sớm, hoàn cảnh rất khó khăn nên không biết chuẩn bị gì để đúng ý Vua. Rồi có một đêm Lang Liêu nằm mơ và thấy một vị thần mách bảo rằng: “Trong trời đất không có gì quý hơn lúa gạo. Vì gạo chính là thứ nuôi sống con người, ăn mãi mà không bao giờ chán. Vì vậy nên nếu giã gạo nếp ra gói thành hình tròn sẽ tượng trưng cho Trời. Lấy lá gói gạo thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, bên trong bánh là phần nhân thật ngon. Như vậy hai loại bánh sẽ là trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý biết ơn công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì sẽ làm vừa lòng cha ngươi giúp ngươi có được ngôi quý.”

Sau khi thức dậy, Lang Liêu đã làm theo lời vị thần mách bảo. Chàng chọn những hạt gạo nếp thật ngon, đem vo sạch rồi dùng lá gói thành hình vuông, bỏ nhân thịt và đậu vào giữa, đem luộc chín gọi là bánh chưng. Rồi chàng lại lấy gạo nếp nấu chín, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn tượng trưng cho Trời, đặt tên là bánh dày. Hai món bánh này đã làm Vua Hùng rất hài lòng và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

Bánh chưng, món bánh biểu tượng của Tết cổ truyền Việt Nam 3

Nguồn gốc của bánh chưng gắn liền với truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu

Từ đó về sau, trải qua nhiều thế kỷ, người Việt Nam đã giữ vững truyền thống hàng năm đến ngày giỗ Tổ Vua Hùng và dịp Tết Nguyên Đán thì sẽ làm bánh chưng bánh dày để soạn mâm cúng dâng lên.

Bánh chưng, món bánh biểu tượng của Tết cổ truyền Việt Nam 4

Bánh chưng hình vuông đại diện cho Đất, bánh dày hình tròn đại diện cho Trời

Ngoài gắn liền với câu chuyện Lang Liêu, bánh chưng còn mang rất nhiều ý nghĩa với người Việt. Bánh chưng sử dụng nguyên liệu từ gạo nếp trắng ngần, nhân kết hợp của đậu xanh, thịt mỡ, hành, tiêu… Phần lá thường sử dụng là lá chuối hoặc lá dong với màu xanh rất bắt mắt. Chiếc bánh vuông vức, được gói bằng lạt tre, nấu nhiều tiếng đến khi chín, phần gạo dẻo và thơm, bánh có màu xanh đẹp mắt.

Việt Nam từ xa xưa đã là một quốc gia gắn liền với nền văn minh lúa nước, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vì thế nên chiếc bánh chưng Tết chính là thể hiện sự biết ơn dành đến cho trời đất, thần linh. Nhờ có thần linh phù hộ, trời đất thuận hòa nên chúng ta mới có cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Bánh chưng, món bánh biểu tượng của Tết cổ truyền Việt Nam 5

Các nguyên liệu để làm được một chiếc bánh chưng thơm ngon

Bên cạnh đó, bánh chưng ngày Tết cũng mang theo tấm lòng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên, ông bà. Phải có bánh chưng mới đủ mâm cúng Tết. Quá trình cả gia đình quây quần làm bánh, nấu bánh xuyên đêm cũng là ký ức đẹp của biết bao thế hệ. Ngày nay khi con cái phải đi xa để học tập, làm việc thì khoảng thời gian gia đình quây quần bên nhau chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán càng trở nên quý giá và ý nghĩa hơn.

Ngoài là món ăn, món cúng ngày Tết, bánh chưng cũng thường được mang đi biếu, tặng. Bạn có thể mang bánh chưng, bánh kẹo ngọt, chai rượu đến tặng cho người thân, anh em trong gia đình, bố mẹ…

Bánh chưng, món bánh biểu tượng của Tết cổ truyền Việt Nam 6

Cả gia đình quây quần bên nhau làm bánh chưng đón Tết

Để làm được những chiếc bánh chưng thật ngon thì bạn cần lựa chọn nguyên liệu kỹ lưỡng. Bên cạnh đó cách chế biến cũng rất quan trọng. Dưới đây là kinh nghiệm từ cẩm nang du lịch MIA.vn để bạn làm được chiếc bánh chưng ngon nhất cho dịp Tết Nguyên Đán năm nay.

- Chọn loại gạo nếp ngon và thơm. Bạn nên chọn nếp cái hoa vàng hoặc nếp mới thì thành phẩm sẽ dẻo hơn. Ngâm gạo nếp từ 10 đến 12 tiếng trước khi gói. Ví dụ sáng mai gói thì nên ngâm từ tối hôm nay. Sau khi vớt gạo ra thì cho muối vào xóc đều. Cho lượng vừa phải để bánh không bị nhạt nhưng cũng không nên cho quá nhiều vì mặn thì sẽ không thể chấm với mật được.

Xem thêm: 15+ món ăn ngày Tết Cổ truyền không thể thiếu trong mâm cỗ đầu năm

Bánh chưng, món bánh biểu tượng của Tết cổ truyền Việt Nam 7

Phần nhân sẽ quyết định rất lớn đến hương vị bánh chưng

- Đỗ xanh nên chọn loại đã tách vỏ, vò sạch rồi ngâm khoảng 1 đến 2 tiếng trước khi gói.

- Lá chuối và lá dong là 2 loại lá được sử dụng phổ biến để gói bánh chưng. Nếu gói lá chuối thì cần chuẩn bị thêm lá dừa làm khung vuông còn lá dong thì không cần khung. Dùng lá dong bánh chưng sẽ có màu đẹp hơn. Bạn nên chọn loại lá kích thước lớn, lá lành lặn thì gói sẽ dễ hơn.

- Lạt buộc thì nên sử dụng lạt tre hoặc lạt nứa, không nên sử dụng dây nilon.

- Phần nhân bánh nên dùng thịt ba chỉ để béo và ngon hơn.

- Nếu bạn chưa biết gói bánh thì có thể lên youtube có rất nhiều video hướng dẫn chi tiết.

Bánh chưng, món bánh biểu tượng của Tết cổ truyền Việt Nam 8

Bạn có thể tham khảo cách gói trên youtube để làm theo

- Khi luộc bánh chưng phải luộc thật kỹ, nên nấu từ 10 đến 15 tiếng tùy kích thước bánh. Sau khi luộc xong, bạn nên để bánh trên mặt phẳng, để vật nặng đè lên trên nén lại như vậy bánh sẽ dẻo và ngon hơn.

- Bánh chưng có thể bảo quản được ở nhiệt độ thông thường trong khoảng 2 đến 4 ngày. Ở miền Bắc trời lạnh thì bánh sẽ để được lâu hơn, khoảng 4 đến 6 ngày. Còn nếu muốn bảo quản lâu hơn nữa thì nên bỏ trong tủ lạnh, khi ăn thì luộc lại hoặc chiên lên.

Xem thêm: Bánh tét: Món quà Tết mang trọn vẹn hương vị quê hương

Bánh chưng khi luộc chín sẽ rất dẻo, có thể ăn ngay, chấm với mật hoặc nước mắm. Khi gói, bánh thường được cho vào chút muối nên ăn không cũng đã rất ngon rồi. Ngoài ra, bánh chưng chiên cũng được rất nhiều người yêu thích. Bạn có thể cắt bánh chưng thành miếng vừa ăn rồi chiên bằng chảo dầu hoặc cho vào nồi chiên không dầu.

Bánh chưng, món bánh biểu tượng của Tết cổ truyền Việt Nam 9

Bánh chưng chiên giòn bên ngoài, mềm bên trong, cực kỳ hấp dẫn

Bánh chưng làm bằng gạo nếp nên ăn nhiều sẽ khá đầy bụng và dễ tăng cân. Vì vậy nên trong dịp Tết bạn cũng hãy ăn bánh chưng ở mức có kiểm soát để tránh tăng cân, qua Tết khỏi đau đầu lo lắng việc giảm cân nhé.

Bánh chưng, món bánh biểu tượng của Tết cổ truyền Việt Nam 10

Mâm cúng ngày Tết chắc chắn không thể thiếu được bánh chưng

Ngoài tự làm bánh chưng thì bạn cũng có thể chọn mua bánh làm sẵn để tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Gần Tết có rất nhiều cơ sở bán bánh, đủ các loại với các mức giá khác nhau. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của MIA.vn, bạn nên chọn bánh từ các thương hiệu uy tín, siêu thị lớn, có thương hiệu và thông tin minh bạch, rõ ràng. Như vậy sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh tiêu thụ phải bánh kém chất lượng.

Bánh chưng, món bánh biểu tượng của Tết cổ truyền Việt Nam 11

Ngoài tự làm, bạn cũng có thể mua bánh chưng gói sẵn

Bánh chưng làm sẵn được đóng trong túi hút chân không, có thể ăn ngay và bảo quản được lâu hơn so với bánh gia đình tự làm, tự luộc. Vì thế nên cũng rất tiện để bạn thắp hương, mang biếu, tặng.

Xem thêm: 20 loại mứt Tết tô thêm sắc màu cho ngày xuân

Trên đây là những thông tin về bánh chưng mà cẩm nang du lịch MIA.vn đã tổng hợp được. Tết đã cận kề rồi, nếu bạn chưa có kế hoạch gì thì hãy sắm ngay một chiếc vali chất lượng và tham khảo ngay những gợi ý lịch trình du xuân từ MIA.vn nhé.