1Bánh ống Sóc Trăng miền ký ức nhiều thế hệ
Tuổi thơ bạn có thường lê la tại các hàng quán không? Những hàng quán ăn vặt Sóc Trăng có một loại bánh không thể không bỏ qua là bánh ống. Những chiếc bánh ống đơn giản có nguồn gốc từ đâu, cách làm ra sao mà lại gây nghiệm với mọi người đến thế?
Vốn dĩ Việt Nam là quốc gia có rất nhiều loại bánh dân gian nhưng hầu hết điểm chung của những chiếc bánh này là nguyên liệu chính được làm từ bột gạo. Trong số đó có bánh bèo, bánh bò, bánh giầy, bánh đúc,...đến từ các tỉnh thành khác nhau, mỗi loại bánh sẽ mang một hương vị riêng của mình. Vùng đất này có nhiều đặc sản bánh dân gian nổi tiếng với nhiều loại như: Bánh in, bánh gừng, bánh pía, bánh ú nước tro Sóc Trăng… Nhưng có lẽ bánh được nhiều dân địa phương cũng như những người đi du lịch lựa chọn là bánh ống Sóc Trăng
Loại bánh này có nguồn gốc từ người Khmer ở Sóc Trăng, Trà Vinh, ngày nay cũng dần phổ biến hơn. Sở dĩ loại bánh này có tên “bánh ống” là do đặt theo khuôn bánh hình dạng cái ống hình trụ thường được làm bằng nhôm, hay inox dài khoảng 13 cm. Ngày xưa bà con nơi đây thường dùng các lóng tre rỗng ruột để cho vào làm bánh. Đặc biệt bánh ống Sóc Trăng có lẽ được người dân ưu ái lựa chọn nhiều nhất là vào tiết trời lành lạnh. Vào những lúc tiết trời xe lạnh, đứng cạnh những chiếc xe bánh ống tỏa hương thơm ngào ngạt làm sao có thể kìm lòng được. Những chiếc ống nóng hổi bốc khói, thơm nức mũi, phảng phất cả một vùng quê. Bắt xe ngay về Sóc Trăng để thưởng thức món bánh này cùng MIA.vn nhé!
Để làm ra những chiếc bánh ống Sóc Trăng nguyên liệu rất đơn giản chỉ gồm bột gạo, lá dứa và dừa nạo nhưng để làm ra chiếc bánh ngon nhưng phải kỹ càng trong từng bước một. Để cho bánh có độ dẻo dai nhất định bột phải đạt được độ mịn nhất định. Ở công đoạn đầu tiên người thợ làm bánh cần xay nhuyễn bột gạo thay vì mua bột có sẵn tại các cửa hàng tạp hóa. Theo những nghệ nhân làm bánh ống thì bí quyết để có chiếc bánh thơm ngon hấp dẫn thì phải chọn được loại gạo thơm dẻo. Sau đó trộn với màu được làm từ lá dứa một loại hoa màu tự nhiên trong thực phẩm, tiếp theo đó là đường và nước cốt dừa, sao cho không quá ngọt, vị béo vừa phải, dẻo còn độ tơi xốp thì ngon biết mấy. Sau khi được trộn lẫn vào nhau bạn phải thật nhanh tay vốc một nắm bột gạo, nắm lỏng tay rồi từ từ đẩy bột vào ống thật khéo léo. Tất cả sẽ được nấu chín bằng hơi bốc lên từ nồi nước đang sôi ở phía dưới. Cho thêm một que tre ở giữa thì ta mới có thể lấy bánh lên một cách dễ dàng, sau đó đậy nắp lại. Chỉ cần đợi 2-3 phút là bánh chín. Lúc này không mở nắp ra mà mùi thơm nghi ngút đã lan tỏa khắp nơi. Người làm phải nhanh tay kéo que tre lên và rút bánh ra đặt lên lá chuối xanh hoặc bánh tráng. Đối với bánh ống Sóc Trăng người ta còn ăn kèm với dừa nạo và muối vừng. Chỉ với những nguyên liệu dân dã đơn giản nhưng không kém phần chất lượng mà món ăn này đã làm biết bao nhiêu người lưu luyến, khiến các bạn gần xa không khỏi xuýt xoa, thích thú trước hương vị đặc biệt thơm ngon.
Xem thêm: Thưởng thức xoài Cát Chu Sóc Trăng, đặc sản miền Tây Nam Bộ
2Bánh ống rạng danh văn hóa ẩm thực Sóc Trăng
Cầm chiếc bánh ống nóng hổi trên tay màu xanh ngọc thạch mà lòng sẽ không kìm nổi bởi sự bắt mắt của nó. Ngoài ra phía trên là một lớp dừa nạo mỏng nhẹ cùng hương thơm muối mè ngào ngạt. Cắn một miếng bánh mà cảm giác xốp xộp, béo ngậy của nước cốt dừa, bánh hòa lẫn mùi thơm của lá dứa, mè rang,...tất cả như đang nhảy múa, lan tỏa khắp cả khoang miệng. Còn gì tuyệt vời hơn mà không lên lịch trình khám phá Sóc Trăng 1 ngày để có thể thưởng thức món bánh nóng hổi mới ra lò, vừa thơm ngon, xuýt xoa thổi nguội.
Không quá cầu kỳ cũng chẳng phô trương, với nguyên liệu đồng quê dễ tìm, hình dáng lạ mắt, đượm vẻ dân dã và mộc mạc nhưng bánh ống lá dứa cứ lặng lẽ đi vào trí nhớ của mỗi người con xa quê hay của những người một lần ghé qua như một cái tình nhẹ nhàng của người Khmer Nam bộ. Hãy lưu ngay vào cẩm nang du lịch của mình để có dịp ghé Sóc Trăng đừng bỏ lỡ nhé!