Địa chỉ: thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước

Với một loạt những di tích Đình thần ở Bình Phước, không quá ngạc nhiên khi vùng đất này trở thành địa điểm “vàng” trong lòng các tín đồ đam mê du lịch tâm linh. Và tất nhiên, bên cạnh một Chùa Đức Hạnh với hai kỷ lục Việt Nam đầy ấn tượng thì Miếu Bà Rá, nơi được xem là cái nôi của tín ngưỡng thờ Mẫu của vùng Phước Long cũng là điểm đến thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người. Với bầu không khí trang nghiêm cùng sự linh thiêng của Miếu Bà, theo tiếng lành đồn xa của người dân địa phương, chẳng biết từ khi nào nơi ngôi miếu này đã trở thành điểm hành hương của bao người khi đến vùng Phước Long – Bà Rá vốn hoang sơ ngày trước.

Xem thêm: Vãn cảnh Chùa Phật Quốc Vạn Thành với tượng Phật cao 73m đầy ấn tượng

Chiêm bái Miếu Bà Rá, cái nôi của của tín ngưỡng thờ mẫu tại Bình Phước 2

Miếu Bà Rá được xem là cái nôi của tín ngưỡng thờ Mẫu ở vùng Phước Long, Bình Phước

Sở hữu khí hậu đa dạng và được chia thành hai mùa khô, mưa rõ rệt, thế nên bạn cần lưu lại ngay vào cuốn sổ tay Cẩm nang du lịch tình hình thời tiết ở Bình Phước vào từng giai đoạn cụ thể trong năm để lên lịch trình phù hợp.

Nếu có ý định ghé đến Miếu Bà Rá thắp hương, bái phỏng cũng như thử sức chinh phục vô số công trình đặc sắc khác tại địa phương, khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 sẽ phù hợp hơn cả. Đây là thời điểm Bình Phước bắt đầu bước vào mùa khô với khí hậu thoáng đãng, mát mẻ và không mưa, rất phù hợp để bạn tham gia nhiều hoạt động vui chơi, giải trí và khám phá ngoài trời. 

Ngoài ra, nếu muốn hòa mình vào bầu không khí linh thiêng, rộn ràng và được đảnh lễ Bà Chúa Xứ Nương Nương, nhất định phải đến Miếu Bà Rá vào khoảng thời gian từ mồng Một tháng Ba âm lịch hàng năm nhé. Đây là thời điểm Lễ hội Miếu Bà Rá được tổ chức và thường kéo dài 03 ngày, với ngày hội chính sẽ diễn ra vào mồng Một.

Ngược lại, khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau sẽ ít nhiều mang đến cho bạn những khó khăn nếu lên đường đến vãn cảnh Miếu Bà Rá và khám phá nhiều địa điểm thú vị khác tại địa phương. Đây là thời điểm Bình Phước đã bước vào mùa mưa, trời thường mưa nhiều trong ngày, không quá lý tưởng để bạn tham gia nhiều hoạt động khám phá. Bạn nên lưu ý lên kế hoạch phù hợp để có chuyến đi thật vui với nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhé.

Cách trung tâm Sài Gòn khoảng 100km, Bình Phước là một trong những địa điểm thích hợp cho những ai đam mê phượt. Nếu là người yêu thích hành trình tự do, có thể chủ động về mặt thời gian và tiện dừng chân tham quan, ngắm cảnh dọc hai bên đường, vậy thì xe máy sẽ là phương tiện phù hợp dành cho bạn. Ngoài ra, hiện nay có nhiều hãng xe khách khai thác tuyến Sài Gòn – Bình Phước để bạn lựa chọn nếu không muốn tốn nhiều thời gian trong việc di chuyển. Sau khi đến Bình Phước, bạn có thể thuê xe máy làm “bạn đồng hành” trong suốt chuyến đi cũng rất thú vị.

Hiện nay, quanh khu vực trung tâm tỉnh có nhiều các cửa hàng khai thác dịch vụ cho thuê xe máy. Nếu là người đầu tiên đến đây, bạn có thể tham khảo những gợi ý của MIA.vn để tìm cho mình lựa chọn phù hợp nhé:

Cửa hàng Kiếm Anh, cầu 2, phường Tân Thiện, Đồng Xoài, Bình Phước – SĐT liên hệ: 096 877 57 75 – Giá thuê: từ 100.000 VND đến 150.000 VND / ngày

Cửa hàng Tuấn Giang, 882 Phú Riềng Đỏ, phường Tân Xuân, Đồng Xoài, Bình Phước – SĐT liên hệ: 0271 39 39 379 – Giá thuê: từ 90.000 VND đến 150.000 VND / ngày

Cửa hàng Bảo Trân, 01 Lê Văn Duyệt, Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước – SĐT liên hệ: 0918 451 737 – Giá thuê: từ 80.000 VND đến 140.000 VND / ngày

Ngoài ra, nếu muốn tiết kiệm thời gian trong việc tìm đường, bạn có thể sử dụng taxi làm phương tiện đồng hành trong suốt chuyến đi. Các hãng taxi phổ biến tại địa phương hiện nay có thể kể đến như Taxi Mai Linh (SĐT liên hệ: 0271 6 250 999), Taxi Thảo Nhi (SĐT liên hệ: 0271 38 38 79 79), Taxi Thắng Lợi (SĐT liên hệ: 0271 3 61 61 61), Taxi Vinasun (SĐT liên hệ: 0271 36 27 27 27), v.v.

Nếu có dịp đến Miếu Bà Rá và được nghe những người cao tuổi sinh sống tại vùng đất này kể chuyện, bạn sẽ càng thêm yêu ngôi miếu linh thiêng này.

Vốn ngày trước, vùng phía Bắc Thủ Dầu Một, tức Sông Bé thời bấy giờ và có cả vùng Phước Long – Bà Rá là nơi hoang vu, hiểm trở, đồng thời là nhà của bao người dân tộc thiểu số S’tiêng, M’nông, Châu Mạ, Châu Ro, v.v. 

Dưới thời Pháp thuộc, Phước Long thường bị chúng gọi với cái tên đầy tính châm biếm: “xứ mọi cà răng, căng tai”. Nơi này được xem là chốn rừng thiêng nước độc, được Thực dân Pháp xây dựng thành chốn lao tù giam cầm những người chống đối chính quyền và bắt họ trở thành những lao dịch khổ sai, phục vụ cho nhóm tư bản đồn điền lúc bấy giờ.

Chúng đã cho xây dựng Nhà tù Bà Rá ở vùng xa xôi, hẻo lánh và âm u, xung quanh đầy thú dữ rất nguy hiểm với mục đích những người bị giam cầm tại đây không thể trốn thoát. Thời ấy, Thực dân Pháp áp bức người dân đến cực cùng với chế độ lao tù tàn bạo. Mỗi ngày, tù nhân phải làm việc rất nặng nhọc nhưng luôn bị đối xử tàn nhẫn, đánh đập dã man, thậm chí có nhiều người đã mất mạng dưới làn roi kẻ thù.

Thời bấy giờ, ở vùng Bà Rá – Phước Long có một Chúa Xứ Nương Nương được người dân tin tưởng và tôn kính. Tương truyền, bà là người đã luôn che chở, giúp đỡ người đân tại đây. Vào năm 1943, các mộ phu và tù nhân tại Nhà tù Bà Rá đã xin dựng miếu thờ phượng, bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với bà.

Vào năm 1956 – 1957, khi tỉnh Phước Long được thành lập, người dân đi lễ miếu ngày càng đông hơn. Do đường xá không thuận tiện, người dân đã dời Miếu Bà Rá lên sát đường quốc lộ để mọi người tiện đường đi lại. Lúc này, miếu mới tượng thợ phượng 3 bức tượng bà và được gọi là Miếu Bà Rá cho đến tận ngày nay.

Không chỉ là nơi thờ phượng của người dân địa phương, đặc biệt là những ai theo đạo Mẫu, Miếu Bà Rá còn được xem như một vị chứng nhân lịch sử, dõi theo bao thăng trầm, biến động của vùng đất này. Mọi người thường xuyên lui tới đây thắp hương cúng bái, bày tỏ lòng biết ơn và dâng lời cầu xin có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Dần dà, Miếu Bà Rá trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương. Ngôi miếu xập xệ ngày nào giờ đây trở thành nơi tổ chức lễ hội Bà Rá với bầu không khí rộn ràng, sôi động. Chẳng cần biết bạn đến từ đâu, chỉ cần vào đúng ngày mồng Một tháng Ba âm lịch hàng năm, mọi người lại cùng nhau quây quần nơi Miếu Bà Rá để thắp hương, đảnh lễ và dâng lời nguyện xin có một năm sung túc, đủ đầy.

Chiêm bái Miếu Bà Rá, cái nôi của của tín ngưỡng thờ mẫu tại Bình Phước 3

Bia tưởng niệm những chiến sĩ cách mạng đặt tại khu vực Miếu Bà

Chiêm bái Miếu Bà Rá, cái nôi của của tín ngưỡng thờ mẫu tại Bình Phước 4

Di tích nơi gốc Cây Cầy ngày trước

Chiêm bái Miếu Bà Rá, cái nôi của của tín ngưỡng thờ mẫu tại Bình Phước 5

Vào ngày mồng Một tháng Ba Âm lịch hàng năm, người dân lại nô nức rủ nhau về Miếu Bà Rá đảnh lễ, dự hội

Chiêm bái Miếu Bà Rá, cái nôi của của tín ngưỡng thờ mẫu tại Bình Phước 6

Ngày hội vía Bà diễn ra sôi nổi, rộn ràng với nhiều hoạt động thú vị

Được xem là cái nôi của tín ngưỡng thờ Mẫu, Miếu Bà Rá thu hút mọi người về đây đảnh lễ, dâng hương bái phỏng. Trong hành trình vi vu Bình Phước, bạn cũng có thể thử một lần Trekking núi Bà Rá để có được những trải nghiệm thú vị, mới lạ.