Kiên Giang là vùng đất của những danh lam cổ tự với nhiều ngôi chùa nổi tiếng thu hút các tín đồ du lịch. Ngoài Chùa Sắc Tứ Tam Bảo Rạch Giá, địa phương này còn có nhiều điểm đến Phật giáo với vẻ đẹp cổ kính, nhẹ nhàng. Một trong những địa điểm Phật giáo nổi tiếng ấy chính là Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên với các giai thoại xung quanh. Vậy Chùa Phù Dung Hà Tiên có điểm gì thu hút khiến các tín đồ du lịch thập phương tìm về, hãy cùng chúng mình tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên là một địa điểm Phật giáo tọa lạc dưới chân núi Bình San. Địa điểm này là một công trình cổ kính thuộc phường Bình San, Hà Tiên. Với vẻ đẹp nhẹ nhàng cùng kiến trúc ấn tượng, Chùa Phù Dung là một trong những danh lam cổ tự thu hút được các tín đồ Phật giáo nhất đất Hà Tiên. Ngôi chùa này không chỉ có nhiệm vụ điểm tô cho không gian yên bình xứ Kiên Giang mà còn sở hữu nhiều giai thoại khiến các trái tim yêu du lịch bao lần thổn thức.

Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên, công trình cổ kính đẹp mắt 2

Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên mang vẻ đẹp yên bình nằm ngay chân núi Bình San

Xem thêm: Tìm về Quần đảo Thổ Chu, vùng đất hoang sơ ngoài khơi xa

Nếu như Chùa Phật Đà (chùa Lò Gạch) Hà Tiên được biết đến bởi phong cách kiến trúc ấn tượng, thì Phù Dung Cổ Tự lại nổi tiếng với giai thoại truyền miệng về chuyện tình của ngài Tổng trấn và “nàng Ái Cơ trong chậu úp”.

Câu chuyện giai thoại ấy thực chất là do người đời kể lại theo tiểu thuyết lịch sử “Nàng Ái Cơ trong chậu úp” của bà Mộng Tuyết. Nội dung câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính là Tổng trấn Mạc Thiên Tích và nàng Ái Cơ Phù Cừ. Bà Phù Cừ vốn là vợ thứ của Mạc Tổng trấn. Bà thường xuyên phải chịu đau đớn, thậm chí suýt mất mạng vì những đòn ghen mưu mô của chính thất. Lúc ông Tổng trấn đi vắng, bà chính thất đem Phù Cừ nhốt lại trong một cái chậu và úp lại cho chết ngạt. Bất thình lình, ông Tổng trấn trở về và cứu sống được bà Phù Cừ trong gang tấc. Vì quá đau đớn, tủi nhục, bà Phù Cừ quyết định xuất gia. Ông Tổng trấn vì thương vợ nên quyết định xây dựng một ngôi am tự cho bà tu hành. Cho đến khi bà Phù Cừ qua đời, Tổng trấn cho xây dựng một ngôi mộ kiên cố có cấu trúc theo hình cái chậu để tưởng nhớ đến người phụ nữ đã chịu nhiều ngang trái. Am tự đó sau này trở thành Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên.

Hiện tại, vẫn còn tồn đọng nhiều ý kiến khác nhau về giai thoại này. Có ý kiến cho rằng, chuyện tình của ông Mạc Tổng trấn và bà Ái Cơ Phù Cừ chỉ là giai thoại hư cấu tồn tại trong trí tưởng tượng từ những văn sĩ. Thế nhưng, bà con quanh chùa ở Hà Tiên hầu như đều thuộc nằm lòng câu chuyện này và tin rằng điều đó là có thật.

Câu chuyện tình diễm lệ và thấm đẫm đau buồn này về sau đã trở thành nguồn cảm hứng cho nghệ thuật. Năm 1959, vở cải lương “Áo cưới trước cổng chùa” được nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà chắp bút và tạo được tiếng vang trong giới nghệ thuật sân khấu. Đây là vở cải lương được xây dựng theo tác phẩm “Nàng Ái Cơ trong chậu úp” của nữ văn sĩ Mộng Tuyết.

Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên, công trình cổ kính đẹp mắt 3

Ngôi chùa này gắn liền với giai thoại về bà Ái Cơ Phù Cừ cùng nhiều câu chuyện bi thương

Chùa Phù Dung (Chùa Phù Cừ) Hà Tiên nằm gần Núi Bình San nên khá dễ tìm. Ngôi chùa này cách Bến xe Hà Tiên khoảng 3,5 km. Sau khi tìm đến Cầu Tô Châu từ Bến xe Hà Tiên, bạn sẽ di chuyển thêm một đoạn ngắn trên Quốc lộ 80 rồi rẽ phải vào đường Phù Dung. Sau đó, bạn tiếp tục di chuyển thêm một đoạn đường ngắn nữa là sẽ tìm thấy chùa ở phía bên phải.

Dù trải qua biết bao thay đổi và biến động, thế nhưng Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên vẫn giữ được vẻ đẹp khang trang, nhã nhặn. Tương tự Lăng Mạc Cửu Hà Tiên, Chùa Phù Dung vẫn giữ được kiến trúc kiên cố với phong cách nhã nhặn, thanh tao.

Kiến trúc hiện tại trong Chùa Phù Dung có nhiều hạng mục với vẻ đẹp thu hút. Khi bước vào sân chùa, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng pho tượng Đức Quan Thế Âm cao khoảng 4 mét bằng xi măng và sơn trắng.

Trong chánh điện chùa có những bức tượng được an trí một cách tôn nghiêm. Giữa chính điện có an trí tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với vẻ đẹp uy nghi, hai bên là các đệ tử Anan và Ca Diếp. Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên còn sở hữu bốn bức phù điêu lớn với vẻ đẹp rực rỡ sắc màu. Các bức phù điêu minh họa cho bốn câu chuyện về Phật đản sanh, xuất gia, thuyết pháp và nhập niết bàn.

Khi bước tiếp sau chánh điện chùa, bạn sẽ phát hiện thêm một tòa lầu có gác cao hai tầng. Đây là hạng mục “Ngọc Hoàng bửu điện” của Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên. Địa điểm này dùng để thờ phượng Ngọc Hoàng thượng đế cùng hai vị Nam Tào, Bắc Đẩu.

Ngoài ra, phía bên trái của Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên có một con đường nhỏ men theo triền núi. Nếu đi khoảng 20 mét nữa, bạn sẽ bắt gặp một ngôi mộ cổ tựa lưng vào vách núi sở hữu vẻ đẹp trầm mặc, ưu tư giữa rừng cây cao vút. Đây chính là ngôi mộ cổ của bà Phù Dung gắn liền với giai thoại đau buồn trong quá khứ.

Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên, công trình cổ kính đẹp mắt 4

Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên sở hữu vẻ đẹp trang nhã, thanh tao

Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên, công trình cổ kính đẹp mắt 5

Tượng Đức Quan Thế Âm uy nghi trước sân chùa

Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên, công trình cổ kính đẹp mắt 6

Chánh điện chùa có nét kiến trúc trang nhã, thanh tao

Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên, công trình cổ kính đẹp mắt 7

Ngọc Hoàng bửu điện, hạng mục với kiến trúc cổ đã vương màu năm tháng

Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên, công trình cổ kính đẹp mắt 8

Ngôi mộ cổ của bà Phù Dung, vị sư nữ đầu tiên tại chùa

Chùa Phù Dung (chùa Phù Cừ) Hà Tiên mang vẻ đẹp rạng rỡ, thanh tao và không kém phần nổi bật. Ngoài kiến trúc đẹp mắt, cổ tự này còn có nhiều giai thoại về chuyện tình bi thương của nàng Phù Cừ. Nếu muốn khám phá đời sống văn hóa tâm linh của con người Kiên Giang, bạn có thể lưu ngay điểm đến này vào cẩm nang du lịch của chính mình để ghé thăm khi có dịp. Đây là điểm đến hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những cảm xúc đặc biệt khi ghé thăm và tận hưởng không gian tĩnh lặng.