Bến Tre vào những năm gần đây được nhiều tín đồ du lịch biết đến hơn. Sở dĩ như vậy là do nơi này có những địa điểm độc đáo, đời sống tâm linh phong phú,... Trong đó, chúng ta không thể bỏ qua Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu - Nơi được nhiều Phật tử ghé qua gửi gắm ước nguyện.

Đường Trần Hưng Đạo, khóm 4, phường 1, thị xã Vĩnh Châu.

Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu chỉ cách trung tâm chợ khoảng 400m về hướng Đông – Nam. Nếu di chuyển từ thành phố Sóc Trăng thì bạn nên đi theo hướng tỉnh lộ 11 qua cầu Mỹ Thanh. Tới đây, bạn tiếp tục đi khoảng 18km nữa là đến được ngôi chùa ở Sóc Trăng này.

Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu còn được biết đến với cái tên là Thiên Hậu Cổ Miếu hay Chùa Bà Thiên Hậu. Ngôi miếu được xây dựng vào năm 1891 bởi những người Hoa sinh sống tại đây. 

Nhiều người già trong làng kể lại rằng, trong quá trình khai phá, mở đất lập nghiệp, những người Hoa ở Vĩnh Châu đã tìm thấy một tượng Phật bằng đồng tại đây. Vì tin vào tín ngưỡng tâm linh nên họ xây dựng ngôi miếu này để thờ cúng với mong muốn được Bà phù hộ cho mùa màng bội thu, cuộc sống người dân thuận lợi hơn.

Thuở ban đầu, ngôi miếu được xây tạm bợ bằng gỗ, tre, lá nên hơi nhỏ, sau nhiều lần trùng tu thì đã được mở rộng và khang trang hơn. Lần trùng tu mới nhất của Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu là năm 2016.

Lễ hội vía Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu được xem là dịp lớn trong năm của đồng bào Hoa nơi đây, tổ chức vào ngày 23/03 âm lịch. Trong ba ngày từ 22 - 24/4 âm lịch, mọi người sẽ đến đây để dâng hương, cúng bái tưởng nhớ đến công ơn của Bà. Ngoài ra, lễ hội ở Sóc Trăng này còn diễn ra rất nhiều hoạt động khác như biểu diễn nghệ thuật hát Tiều, lễ Hội đấu đèn lồng,…

Xem thêm: Chùa Ba Thắc, di tích kiến trúc nghệ thuật của tỉnh Sóc Trăng

Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500m2. So với trước đây thì hiện tại nền miếu đã được nâng cao lên 1m8, sân cao thêm 1m6. Miếu Bà Thiên Hậu được phục dựng lại toàn bộ bằng cột gỗ nguyên khối, đà kèo chạm trổ hoa văn tinh xảo nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên được hiện trạng, đường nét cổ kính trước kia.

Ngôi miếu được xây theo kiến trúc hình chữ tam với ba gian song song. Bên trong cổng tường rào của miếu có một cặp Lân đá ngồi trên bệ xi măng cao khoảng 1m trông rất oai phong. Phía trước mỗi con có đặt một quả cầu nhìn ra ngoài đường với tư thế như đang canh giữ miếu.

Trên mái của miếu là hình tượng hai con rồng uốn lượn tranh một quả bầu tiên được dát bằng mảnh gốm sứ, hai bên bức vách là hình phù điêu Thanh Long và Bạch Hổ được đắp nổi toát lên sự lộng lẫy rất ấn tượng.

Cửa điện dạng cổng tam quan gồm 3 ô, cửa chính giữa rộng với 2 cánh gỗ dày, bên trên vẽ hình hai nhân vật Uất Trì Cung và Kính Đức. Hai cửa bên cũng được làm bằng gỗ dày trên vẽ hình hai nhân vật điển tích. Ở hiên trước miếu có 2 chiếc cột được đắp hình con rồng uốn quanh, trên thanh xà dọc nối qua đầu thì có hình những loài động vật, thủy hải sản được điêu khắc bằng gỗ rất tinh xảo.

Bước vào bên trong điện có một khoảng trống từ gian trước qua gian giữa gọi là giếng trời có tác dụng lấy ánh sáng và làm thoáng mát không gian bên trong điện thờ. Chánh điện thờ Bà Thiên Hậu, bên trái thờ Tiên Thánh Hiền Triết, bên phải thờ Quan Thánh Đế quân. 

Trên các thanh xà ngang dưới mái ngói ở gian thờ phụng là những bức hoành phi sơn son thếp vàng vô cùng lộng lẫy. Trên có khắc những nội dung chúc cho quốc thái dân an. Ở giữa mỗi khảm thờ có đặt những bát bửu bằng đồng rất đẹp để tạo lối đi riêng cho người đến tham quan vào hành lễ trong miếu.

Với những giá trị to lớn, vào ngày 03/06/2004, Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu vinh dự được Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Vì Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu là một địa điểm du lịch tâm linh nên bạn cần cân nhắc một số lưu ý sau để chuyến đi thêm phần trọn vẹn:

- Trang phục viếng Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu phải trang nhã, lịch thiệp, kín đáo.

- Có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh khuôn viên của miếu.

- Không gây ồn ào, cãi vã, đánh nhau.

- Cẩn thận tư trang và đặc biệt là những vật phẩm có giá trị cao.

- Nếu bạn đi Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu mà dắt theo con nhỏ, hãy đảm bảo rằng chúng luôn trong tầm mắt.

- Bạn có thể chụp những bức ảnh để lưu giữ nhưng đừng quá mải mê “sống ảo” mà quên đi mục đích đến miếu là để chiêm bái.

- Nên ăn một chút trước khi vào chùa như bánh khọt Sóc Trăng hay một số món chay khác.

Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu của người Hoa có lịch sử lâu đời nhất 2

Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu sở hữu lối kiến trúc độc đáo, sắc sảo đến từng đường nét

Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu của người Hoa có lịch sử lâu đời nhất 3

Bầu không khí xung quanh Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu trong lành, thoáng mát. Ánh mặt trời soi rọi khắp cả khuôn viên khiến nơi đây tràn đầy sức sống

Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu của người Hoa có lịch sử lâu đời nhất 4

Bạn có thể tranh thủ chụp vài bức ảnh để lưu giữ những kỷ niệm khi đến Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu

Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu không chỉ mang giá trị về nghệ thuật kiến trúc cổ mà còn thể hiện được bản sắc văn hóa cội nguồn của dân tộc Hoa đã ăn sâu vào trong tiềm thức của họ. Hãy lưu ngay Di tích lịch sử này vào cẩm nang du lịch của bạn để có dịp đến Sóc Trăng ghé đến tham quan và chiêm nghiệm nhé!