Địa chỉ: trung tâm phường Đồng Hải, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình quả thật là vùng đất hoàn hảo dành cho các tín đồ đam mê khám phá những nét đặc sắc của văn hóa, lịch sử. Không chỉ sở hữu một Thành Khu Túc – Champa Quảng Bình là minh chứng rõ nét nhất cho nền văn hóa Champa rực rỡ, thành phố này còn sở hữu vô số những công trình có giá trị to lớn về mặt quân sự. Trong đó, nổi bật hơn cả phải kể đến Quảng Bình Quan Quảng Bình, một thành lũy kiên cố trong hệ thống Lũy Thầy được xây dựng từ năm 1639.

Xem thêm: Đình Làng La Hà Quảng Bình, nét đẹp lịch sử lâu đời của dân làng

Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, đồng thời là nơi hứng chịu nhiều làn mưa bom bão đạn, ấy vậy mà Quảng Bình Quan Quảng Bình chẳng phải là thành lũy đổ nát. Nơi đây vẫn hiên ngang đứng vững để ngày hôm nay trở thành một minh chứng sống động của thời đại, là dấu ấn chói lọi trong chiều dài lịch sử của nước nhà.

Quảng Bình Quan Quảng Bình, vị chứng nhân lịch sử giữa lòng thành phố 2

Quảng Bình Quan Quảng Bình tọa lạc ngay khu vực trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho mọi người ghé đến tham quan

Theo cuốn sổ tay Cẩm nang du lịch của MIA.vn, xe máy, xe đạp, đi bộ và taxi là những phương tiện đồng hành hứa hẹn giúp bạn có được những trải nghiệm thú vị trong suốt chuyến đi khám phá xứ gió Lào này.

Quảng Bình Quan Quảng Bình tọa lạc ở khu vực trung tâm thành phố nơi ngã tư đường, thế nên từ đây bạn cũng có thể dễ dàng di chuyển đến các điểm tham quan nổi tiếng khác như Tượng đài mẹ Suốt Quảng Bình nằm ở phía Đông của di tích. 

Nếu có ý định lựa chọn xe máy làm “bạn đồng hành” trong suốt chuyến đi, bạn có thể thuê xe tại các cửa hàng như Tung Motorbike, cửa hàng cho thuê xe Chị Thu hay cửa hàng cho thuê xe Beach House. Đây đều là những địa điểm cho thuê xe giá rẻ, uy tín và được lòng mọi người tại địa phương với giá thuê dao động từ 120.000 VNĐ đến 150.000 VNĐ / ngày tùy theo xe số hoặc xe ga. Nếu lựa chọn xe côn tay, giá thuê xe sẽ nhỉnh hơn một xíu, dao động từ 250.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ / ngày. 

Ngoài ra, nếu bạn muốn có được sự thoải mái trong suốt hành trình di chuyển và tạm tránh đi cái nắng oi ả đặc trưng của vùng ven biển miền Trung, vậy thì taxi ắt hẳn là gợi ý không thể phù hợp hơn. Bạn có thể lựa chọn đi xe của các hãng uy tín như Mai Linh, Đồng Hới, Quảng Bình, v.v. Bạn có thể chủ động liên lạc với hãng qua số điện thoại hoặc nhờ lễ tân của khách sạn gọi xe giùm đều được.

Chính thức được khởi công vào năm 1631, Quảng Bình Quan Quảng Bình là một công trình do triều Nguyễn xây dựng. Đây là hệ thống thành lũy được xây dựng với mục đích bảo vệ kinh đô của các vị vua triều Nguyễn lúc bấy giờ. Trong đó, Quảng Bình Quan là công trình thuộc hệ thống của Lũy Thầy Quảng Bình, bên cạnh những di tích khác như Lũy Trường Dục, Lũy Trấn Ninh (hay còn gọi với cái tên khác là Thành Đồng Hới Quảng Bình), Lũy Nhật Lệ và Lũy Trường Sa với độ dài khoảng tầm hơn 30km.

Quảng Bình Quan Quảng Bình nói riêng và hệ thống Lũy Thầy nói chung là thành phẩm do Quân sư chúa Nguyễn, ông Đào Duy Từ thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng trong khoảng thời gian 3 năm, từ năm 1631 đến 1634. Công trình này là hệ thống quân sự có khả năng giúp chúa Nguyễn ở khu vực Đàng Trong có thể chống lại các cuộc tiến công của chúa Trịnh ở khu vực Đàng Ngoài trong giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh thời kỳ trước. Quảng Bình Quan Quảng Bình được đánh giá là công trình có giá trị to lớn về mặt quân sự khi sở hữu địa thế lý tưởng với dáng lưng tựa núi gần khe rất chắc chắn, tạo thành bức bình phong ngăn đôi với khu vực đất Bắc và chập trùng hiểm nguy, khiến cho quân địch phải dè chừng. 

Tọa lạc ngay tuyến đường huyết mạch Nam – Bắc và trấn giữ đường thủy từ cửa biển Nhật Lệ, thế nên Quảng Bình Quan Quảng Bình quả thật là công trình quân sự kiên cố, đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ diễn ra cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong hơn 7 lần quân chúa Trịnh vượt sông Gianh để về đất Nam, tất cả đều bị chặn lại tại đây. Chính vì lý do đó nên Quảng Bình Quan Quảng Bình nói riêng và hệ thống Lũy Thầy nói chung chính là một chứng tích đau thương của thời nội chiến, đồng thời là minh chứng rõ nét đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nghệ thuật kiến trúc thành lũy quân sự ở nước ta trong giai đoạn này.

Đóng vai trò là khu vực quân sự trọng yếu, vì thế nên không quá ngạc nhiên khi Quảng Bình Quan Quảng Bình được canh phòng nghiêm ngặt, cẩn mật. Thậm chí lúc bấy giờ, người châu Nam Bố Chính hoặc người dân ở phương Bắc nếu muốn qua đây phải trình đầy đủ giấy tờ, sau đó đi ngược ra hướng Bắc và đi qua cửa Nam Môn để vào thành. Trong khi đó, nếu đi bằng đường thủy, người dân phải neo thuyền ở cửa biển Nhật Lệ, sau đó trình giấy tờ ở cửa quan Thủ Ngự rồi mới dong thuyền lên bến cửa Đông để được vào thành. 

Sau này, vào năm 1825, Quảng Bình Quan Quảng Bình đã được vua Minh Mạng cho trùng tu và nâng cao thêm một tầng tháp canh bằng gạch nung kiên cố. Thậm chí, hình ảnh mô phỏng Quảng Bình Quan Quảng Bình đã được vua cho người đem đi đúc nổi vào Nghi Đỉnh đặt trước Thế Miếu ở khu vực Tử Cấm Thành nữa. 

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Quảng Bình Quan Quảng Bình đã bị quân đội Pháp phá hủy khi rút lui khỏi Đồng Hới sau năm 1954. Tuy nhiên, thành đã được xây dựng lại ngay sau đó và lại tiếp tục bị bom Mỹ phá hoại vào năm 1965, thời điểm cuộc giao tranh diễn ra khốc liệt. Ngày nay, Quảng Bình Quan Quảng Bình đã được phục dựng lại tương tự phiên bản ban đầu, trở thành một trong những di tích có giá trị to lớn về mặt lịch sử và nghệ thuật, đồng thời trở thành biểu tượng của vùng đất quanh năm nắng gió này.

Được xây dựng với địa thế đặc biệt, kiến trúc của Quảng Bình Quan Quảng Bình cũng là một điều thu hút sự chú ý của mọi người. Theo cuốn Đại Nam Nhất Thống Chí, phía trước Quảng Bình Quan Quảng Bình là một bức tường thành có nhiệm vụ bảo vệ. Không chỉ đơn thuần là khu vực kiểm soát người dân ra vào, quai thành này là lớp bảo vệ phía ngoài của Quảng Bình Quan Quảng Bình. Quai thành được xây ở phía trước với phần mặt hướng về phía Tây, vốn là đường đi lên Đức Ninh ngày nay.

Trong khi đó, khu vực lũy Đầu Mâu – Nhật Lệ lại chính là mặt tiền của Quảng Bình Quan Quảng Bình. Nếu có dịp đến đây, bạn sẽ có thể nhìn thấy ba chữ Hán được khắc ở phía trước của mặt cửa. Đây cũng là hướng đi lên tượng đài mẹ Suốt và ra được khu vực Quốc lộ 1A. 

Ngày nay, Quảng Bình Quan Quảng Bình đã được phục chế và vẫn còn khu vực 3 cổng tương đối nguyên vẹn. Nếu đến đây, ắt hẳn bạn sẽ rất khó nhận ra dấu tích của thành lũy từng hứng chịu bao làn mưa bom bão đạn trong cả hai cuộc kháng chiến. Hiện nay, Quảng Bình Quan là một trong những di tích có giá trị to lớn về mặt lịch sử, thu hút đông đảo sự quan tâm của mọi người khi đến với vùng đất địa linh nhân kiệt này.

Quảng Bình Quan Quảng Bình, vị chứng nhân lịch sử giữa lòng thành phố 3

Ngày nay, Quảng Bình Quan là một trong số các dấu tích còn sót lại của hệ thống Lũy Thầy

Quảng Bình Quan Quảng Bình, vị chứng nhân lịch sử giữa lòng thành phố 4

Khung cảnh cổ kính nơi Quảng Bình Quan là phông nền hoàn hảo cho những bức ảnh của bạn. Ảnh: @maria_tuyen

Quảng Bình Quan Quảng Bình, vị chứng nhân lịch sử giữa lòng thành phố 5

Nét đẹp cổ kính của Quảng Bình Quan. Ngày nay, di tích đã được trùng tu gần như tương tự phiên bản ban đầu

Quảng Bình Quan Quảng Bình, vị chứng nhân lịch sử giữa lòng thành phố 6

Quảng Bình Quan được ví như "vị chứng nhân lịch sử" dõi theo bao thăng trầm của dân tộc

Quảng Bình Quan Quảng Bình là một di tích trăm tuổi có giá trị to lớn về mặt lịch sử lẫn nghệ thuật quân sự. Trong hành trình vi vu về vùng đất này sắp tới, nếu có cơ hội, bạn nhất định phải một lần ghé tham quan Quảng Bình Quan nhé.