Vị trí: Đảo Ngọc, Hồ Hoàn Kiếm, Đường Đinh Tiên Hoàng, Phố Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giá vé tham quan tham khảo:

- Người lớn: 30.000 VNĐ/người

- Trẻ em dưới 15 tuổi: Miễn phí vé

Tham quan đền Ngọc Sơn, chiêm nghiệm vẻ đẹp tâm linh lâu đời 2

Đền Ngọc Sơn là công trình nổi tiếng, thuộc khu di tích Hồ Hoàn Kiếm

Đền Ngọc Sơn nằm trên Đảo Ngọc, ở phía Đông Bắc của Hồ Hoàn Kiếm. Công trình này kết hợp với Tháp Rùa, trở thành quần thể di tích văn hóa - lịch sử nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội, đi vào rất nhiều tác phẩm thơ ca, nhạc họa. Dù nằm giữa thủ đô đông đúc, tấp nập, thu hút rất nhiều khách tham quan nhưng đền Ngọc Sơn vẫn giữ cho mình được sự thanh bình, trầm mặc và không khí vô cùng linh thiêng.

Xem thêm: Khám phá Hồ Hoàn Kiếm, biểu tượng của thủ đô nghìn năm văn hiến

Đền Ngọc Sơn được xây dựng để thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thần chủ quản công danh Văn Xương Đế Quân. Bên cạnh đó, trong đền cũng đặt các bàn thờ Phật, ban Công Đồng... Công trình này được xây dựng với phong cách kiến trúc thể hiện rõ nét quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt Nam xưa, là sự giao thoa của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Những hình ảnh quen thuộc như câu đối, hoành phi và cách bài trí đều thể hiện rõ nét điều này.

Tham quan đền Ngọc Sơn, chiêm nghiệm vẻ đẹp tâm linh lâu đời 3

Những hình ảnh cũ của Đền Ngọc Sơn trước khi được trùng tu

Đền Ngọc Sơn được xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 19, ban đầu là để thờ Quan đế là vị Thần giúp trấn áp điều ác, mang đến sự tốt lành theo quan niệm của người dân lúc bấy giờ. Đến khi vua Lý Thái Tổ dời kinh đô tới Thăng Long đã đặt tên cho ngôi đền này là Ngọc Tượng, rồi tới triều đại nhà Trần thì đền được đổi tên một lần nữa thành Ngọc Sơn. Lúc này, đền là nơi thờ cúng những anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh trong cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông. Ít lâu sau, đền sụp đổ do nền móng không chắc chắn.

Dưới triều vua Vĩnh Hựu thuộc nhà Lê, chúa Trịnh Giang đã cho xây dựng cung Khánh Thụy, đồng thời đắp thêm hai quả núi đất nằm trên bờ phía Đông của Hồ Hoàn Kiếm, đối diện với vị trí khi xưa của đền Ngọc Sơn. Đến cuối đời nhà Lê, Cung Khánh Thụy lại bị phá hủy một phần nên người dân làng Tả Khánh cùng nhau phục dựng lại, gọi tên là đền Khánh Thụy.

Tham quan đền Ngọc Sơn, chiêm nghiệm vẻ đẹp tâm linh lâu đời 4

Khuôn viên đền ngập tràn trong màu xanh tươi mát

Khoảng thời gian sau, một nhà từ thiện tên Tín Trai đã đầu tư tiền dựng nên chùa Ngọc Sơn ở vị trí cũ của cung Khánh Thụy. Rồi ngôi chùa lại được chuyển nhượng cho một hội từ thiện khác, đổi tên là đền thờ Tam Thánh. Hội quyết định bỏ gác chuông, xây dựng lại các gian điện chính, phòng ốc và đặt thờ tượng Văn Xương Đế Quân, chính thức lấy tên là Đền Ngọc Sơn. 

Năm 1865, nhà Nho tên Nguyễn Văn Siêu cho đại tu lại Đền Ngọc Sơn, đắp thêm đất ở xung quanh, xây kè đá kiên cố, dựng Tháp Bút, Đài Nghiên, xây thêm đình Trấn Ba ở phía Nam và cầu Thê Húc nối liền từ bờ Đông đi vào đền. 

Xem thêm: Du lịch Hà Nội, hành trình trở về quá khứ nghìn năm văn hiến

Vì Đền Ngọc Sơn nằm ở trung tâm thành phố nên đường đi khá dễ dàng, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện tự lái hoặc phương tiện công cộng đều được.

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn có thể chọn một trong các tuyến đường sau:

- Tuyến đường 1: Khâm Thiên → Trần Hưng Đạo → Hàng Bài → Đinh Tiên Hoàng

- Tuyến đường 2: Giảng Võ → Nguyễn Thái Học → Hai Bà Trưng → Đinh Tiên Hoàng

- Tuyến đường 3: Đại Cồ Việt → Phố Huế → Đinh Tiên Hoàng

Còn nếu bạn muốn thuận tiện di chuyển bằng xe bus thì có thể chọn các tuyến MIA.vn gợi ý dưới đây:

- Tuyến 08: Xuất phát từ bến Long Biên

- Tuyến 14: Xuất phát từ Cổ Nhuế

- Tuyến 31: Xuất phát từ Đại học Bách Khoa

- Tuyến 36: Xuất phát từ điểm trung chuyển Long Biên

"Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn" là câu văn rất quen thuộc mà chúng ta được học trong sách giáo khoa. Cây cầu này được xây dựng bằng gỗ, sơn màu sơn đỏ nổi bật. Đây là lối đi duy nhất để bạn có thể di chuyển vào Đền Ngọc Sơn, đồng thời cũng là điểm check-in rất nổi tiếng của Hà Nội. Đặc biệt về đêm khi lên đèn lung linh thì vẻ đẹp của cầu Thê Húc càng trở nên huyền ảo.

Tham quan đền Ngọc Sơn, chiêm nghiệm vẻ đẹp tâm linh lâu đời 5

Cầu Thê Húc nối liền bờ hồ với Đền Ngọc Sơn

Tham quan đền Ngọc Sơn, chiêm nghiệm vẻ đẹp tâm linh lâu đời 6

Vẻ đẹp về đêm của cầu Thê Húc

Ngay ở trước cửa Đền Ngọc Sơn, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh của một ngọn tháp cao 5 tầng, xây dựng bằng chất liệu đá khối, đó chính là Tháp Bút. Công trình này được xây dựng vào năm 1865, nằm trên núi Ngọc Bội. Trên đỉnh Tháp Bút khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên”, có nghĩa là “Viết lên trời xanh”, thể hiện ý nghĩa của tri thức có thể làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất trời.

Tham quan đền Ngọc Sơn, chiêm nghiệm vẻ đẹp tâm linh lâu đời 7

Tháp Bút - Đài Nghiên thể hiện tinh thần hiếu học của dân tộc ta

Dưới chân của Tháp Bút là một nghiên mực hình dáng giống như trái đào được cắt đôi theo chiều dọc, đây là Đài Nghiên. Bên dưới Đài Nghiên là ba con thiềm thừ nâng đỡ, trên thân khắc một bài thơ của nho sĩ Nguyễn Văn Siêu. Vào thời điểm giữa trưa, khi mặt trời chính Ngọ thì Tháp Bút sẽ in bóng xuống lòng Đài Nghiên, tạo ra một hình ảnh cực kỳ ấn tượng.


Dù đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng kiến trúc của Đền Ngọc Sơn vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống đặc trưng. Đi từ cổng ngoài vào, bạn sẽ nhìn thấy một bức tường được trang trí bằng hình ảnh rồng, hổ, bên trên khắc hai câu đối bằng chữ Nho, thể hiện tinh thần ham học của người Việt.

Sau khi đi qua cầu Thê Húc, công trình đầu tiên mà bạn nhìn thấy là Đắc Nguyệt Lâu. Thiết kế của Đắc Nguyệt Lâu gồm hai tầng mái vòm, trang trí phù điêu gợn mây ở bốn góc. Tại đây còn có hai bức tranh đắp nổi: Hoành Phi Long Mã Hà Đồ ở bên phải, Hoành Phi Thần Quy Lạc Thư ở bên trái.

Tham quan đền Ngọc Sơn, chiêm nghiệm vẻ đẹp tâm linh lâu đời 8

Hai bức hoành phi trạm trổ tinh xảo tại cửa đền

Kiến trúc của Đền Ngọc Sơn theo hình dạng chữ Tam, gồm ba khu vực chính là bái đường, trung đường và hậu cung. Bái đường là nơi để mọi người đến làm lễ, được dựng một hương án lớn cùng hai đôi chim anh. Trung đường là đền thờ các vị thần đại diện cho học vấn như Văn Xương, Quan Vũ và Lã Tổ. Hậu cung là nơi tôn kính vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo có công lớn với dân tộc, ba lần đánh bại quân Nguyên Mông.

Phía Nam của khuôn viên Đền Ngọc Sơn còn có một đình nhỏ được gọi là Trấn Ba (đình chắn sóng). Ngôi đình này xây dựng với kiến trúc hình vuông, tám mái, tám cột chống đỡ. Bốn cột ở bên ngoài bằng đá và bốn cột bên trong bằng gỗ.

Tham quan đền Ngọc Sơn, chiêm nghiệm vẻ đẹp tâm linh lâu đời 9

Không gian bên trong điện thờ mang đậm màu sắc linh thiêng, truyền thống

Bên trong Đền Ngọc Sơn còn trưng bày hai bản sao của cụ rùa được đặt trong lồng kính. Bên trái là bản sao của cụ rùa được tìm thấy đã qua đời vào năm 1967, bên phải là bản sao cụ rùa tìm thấy năm 2016. Những câu chuyện truyền thuyết về các cụ rùa tại Hồ Hoàn Kiếm đã khiến rất nhiều người thích thú khi có dịp tận mắt ngắm nhìn.

Tham quan đền Ngọc Sơn, chiêm nghiệm vẻ đẹp tâm linh lâu đời 10

Tiêu bản cụ rùa tại Đền Ngọc Sơn

- Bạn có thể đến chiêm bái Đền Ngọc Sơn bất cứ ngày nào trong năm. Tuy nhiên vào mùng một và ngày rằm thì tại đây sẽ khá đông đúc, bạn nên chọn ngày thường sẽ vắng hơn.

- Khi vào đền chính, bạn cần lưu ý đi từ cửa hai bên, tránh đi cửa giữa.

- Quá trình tham quan đền, du khách cần đảm bảo giữ trật tự, ăn mặc lịch sự, giữ thái độ trang nghiêm. 

- Hạn chế chụp hình bên trong khu vực thờ tự.

Tham quan đền Ngọc Sơn, chiêm nghiệm vẻ đẹp tâm linh lâu đời 11

Không gian linh thiêng nên bạn cần giữ thái độ trang nghiêm, trang phục lịch sự

Đền Ngọc Sơn tĩnh lặng giữa chốn phố thị ồn ào, là công trình kiến trúc cổ nổi tiếng bậc nhất tại Thủ đô. Vì vậy, cẩm nang du lịch MIA.vn hi vọng bạn sẽ sớm có dịp đến đây để trực tiếp khám phá và trải nghiệm.