Những món đặc sản Kon Tum mang hương vị lạ miệng, độc đáo và sẽ lưu lại cảm giác tuyệt hảo trên đầu lưỡi của bạn. Nếu có dịp đi qua vùng đất này mà không nếm thử các món đặc sản nơi đây thì chính là sự thiếu sót của bạn đấy!
1Điểm danh những món đặc sản Kon Tum ăn là ghiền
1.1 Bún đỏ cao nguyên
Bún đỏ là đặc sản Kon Tum nổi tiếng nhất nhì tại nơi đây, vì thế bạn không nên bỏ lỡ món ăn thú vị này. Nhờ vào công thức gia truyền cùng với kỹ thuật điệu nghệ của người dân nơi đây, những sợi bún được nhuộm sắc đỏ của hạt điều tạo ra lớp màu bắt mắt, hấp dẫn thực khách ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Đương nhiên, để món thêm phần thơm ngon thì không thể thiếu các nguyên liệu đặc trưng khác như chả viên, cua đồng, trứng cút luộc và những gia vị bí truyền của người dân địa phương.
Bún đỏ cao nguyên được chế biến và đưa ra một tô đầy ắp đến nổi chỉ cần nhìn thôi đã no mắt. Để gia tăng hương vị của món, bạn nên ăn kèm với dĩa rau rừng trụng và thêm chút mắm tôm đậm vị cao nguyên. Bạn dễ dàng tìm được các quán hoặc gánh bún dọc trên các con đường lớn và chợ Kon Tum.
Xem thêm: Thưởng thức Cá Niêng đặc sản của người dân huyện Đăk Glei, Kon Tum
1.2 Gỏi lá – Đặc sản Kon Tum
Đối với nơi núi rừng rộng lớn, bạt ngàn như Tây Nguyên thì là chính là nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm và cũng rất bổ dưỡng. Vì thế người dân nơi đây đã tận dụng và sáng tạo ra món đặc sản Kon Tum mang tên gỏi lá này. Nghe đơn giản nhưng khi tiến hành làm món thì lại cần độ tỉ mỉ và công phu khi phải tập hợp hơn 45 loại lá khác nhau. Các loại lá thân quen như: Rau húng, lá tía tô, cải, mơ, đinh lăng, sung,… Đến những loại lá hiếm khi xuất hiện trong bữa ăn như lá ổi, lá xoài, chùm ruột, ngũ gia bì,…. Ngoài ra, có những loại lá riêng biệt mà bạn chỉ có thể tìm thấy trên núi rừng Tây Nguyên. Hãy yên tâm vì các loại lá đều có lợi và hỗ trợ cho sức khỏe, thậm chí còn có loại là thảo dược trị liệu.
Điểm nhấn của món đặc sản Kon Tum này chính là những thức ăn kèm bao gồm: thịt ba chỉ luộc, cá nướng, tôm rang, bì heo, muối, ớt và không thể thiếu nước chấm thần thánh. Đặc biệt bạn không được ăn gỏi một cách ngẫu nhiên mà phải theo đúng ăn đúng quy trình đấy nhé! Nhanh tay lấy cẩm nang du lịch và và ghi chú lại ngay ý sau đây nào!
Đầu tiên, bạn lấy lá cải hoặc lá mơ để cuốn ở bên ngoài. Sau đó, bạn chọn thêm những loại lá có vị chua, đắng hoặc bùi tùy theo khẩu vị của bạn và cuốn thành hình dáng của một cái phễu. Chưa dừng lại ở đó, bạn tiếp tục bỏ vào cuốn thịt ba chỉ, bì lợi và tôm. Để làm gia tăng hương vị cho món gỏi lá này thì bạn nên cho vào đó vài hạt tiêu, muối và chút nước chấm mới đầy đủ nhé!
1.3 Rượu vang Sim – Thức uống đặc sản Kon Tum
Không chỉ lấy lòng bạn bằng những món đặc sản Kon Tum thơm ngon, nơi đây còn có một thứ rượu vang nồng nàn, quyến rũ bạn ngay từ ngụm đầu tiên. Rượu vang sim được ủ từ những quả sim được chọn lọc theo tiêu chuẩn, mọc tự nhiên ở các đồi núi Măng Đen.
Bạn hãy nhớ rằng, mùa sim chỉ rơi vào khoảng tháng 6 dương lịch mỗi năm vì thế nếu chọn thời điểm này để đến Kon Tum, thì bạn có thể xin tham gia thu hoạch cùng người dân nơi đây. Đến những ngày này các đồng bào người dân tộc Xê Đăng, Cơ – Tu sẽ rủ nhau vào rừng hái sim từ sáng sớm tinh sương. Đem nguồn nguyên liệu quý giá này kết hợp với công nghệ và nguồn men chuyên sản xuất vang nổi tiếng từ Bordeaux của Pháp đã được nâng cấp để phù hợp hơn với văn hóa và lối sống nơi đây.
Tất cả tạo nên rượu vang sim Măng Đen có vị ngọt đậm và hơi chua. Chất rượu đậm đà với sự mộc mạc của đại ngàn núi rừng nhưng không kém phần sang trọng của rượu vang chính hiệu. Ngoài ra, rượu Đoác Kon Tum cũng là một món đặc sản mà bạn không nên bỏ lỡ.
1.4 Heo rẫy Măng Đen
Thêm một đặc sản Kon Tum được nhiều bạn yêu thích, heo Măng Đen quay có lẽ đã không còn xa lạ với những người đã từng đến phố núi. Heo được chăn thả tự nhiên bởi người dân tộc bản địa, thức ăn là rau cỏ nhà trồng không hóa chất và vận động mỗi ngày. Nhờ đó, nên thịt heo sau khi chế biến vô cùng săn chắc và thơm ngon. Những con heo thông thường dưới đồng bằng không thể nào sánh kịp.
Cách chế biến của món ăn này cũng khá cầu kỳ. Đầu tiên, người dân sẽ làm sạch sau đó được đem đi tẩm ướp gia vị nguyên con cùng với các loại thảo mộc tạo mùi hương đặc trưng như ngò gai, sả, ớt, gốc mùi, gừng. Sau đó heo được quay nguyên con trên than lửa cho đến khi da chuyển sang mang đỏ nâu bắt mắt, vỏ giòn và có mùi thơm nức mũi.
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều quán bán heo nguyên con thị trấn Măng Đen. Nếu không thể ăn hết nguyên con, bạn có thể gọi phần thịt mình yêu thích và thưởng thức hương vị đặc biệt thơm ngon này.
1.5 Cá tầm nấu măng
Kon Tum có nhiều sông hồ cùng dòng nước mát lạnh quanh năm. Nhờ môi trường thuận lợi này, nên cá hồi, cá tầm được chăn nuôi và sinh trưởng khá tốt. Cá tầm là một loài cá xương sụn và có phần thịt màu trắng, béo ngậy và có thành phần dinh dưỡng cao. Để đảm bảo mang đến cho bạn món cá tầm nấu măng trọn vị, người bán cần chế biến nó từ những con cá tầm tươi roi rói mới được bắt từ hồ lên. Cá tầm được làm sạch và tẩm với các loại gia vị, dược liệu bí truyền của người địa phương. Sau đó cá được đem đi nấu cùng măng le rừng chua tạo nên sự kết hợp hài hòa tuyệt diệu. Ngoài món cá tầm nấu măng, bạn còn có thể thưởng thức nhiều món khác từ loại cá này như cá hấp, um, nướng hoặc sấy bằng than hồng.
1.6 Phở khô
Nhắc đến những món đặc sản Kon Tum thì không thể thiếu món phở khô trứ danh này. Phở khô là một món ăn vô cùng phổ biến ở những con phố tấp nập của Kon Tum. Điểm đặc biệt của món ăn này chính là nằm ở cảm giác giòn tan và sựt sựt tan trong miệng khi nếm thử những sợi phở khô. Món phở được trộn như hủ tiếu khô, kèm theo một bát nước dùng từ xương hầm thanh ngọt. Để gia tăng hương vị thì khi ăn sẽ có bát nước chấm và tương đen.
1.7 Thịt chuột đồng
Người Jẻ Triêng có món đặc sản là thịt chuột đồng, được chế biến chủ yếu thành hai nguyên liệu đặc biệt là: Thịt chuột nướng và chuột khô gác bếp. Nếu bạn từng nếm thử món chuột Ngọc Linh của người dân Xơ Đăng thì cũng đừng bỏ qua đặc sản Kon Tum này nhé!
Mùa lúa chín vàng cũng là mùa chuột đồng sinh sản và phát triển nhiều nhất, nên nếu săn bắt vào dịp này thì béo ngậy, ngon nhất, người dân vào mùa săn bắt chuột. Khi chọn được những con chuột chắc thịt nhất, người nấu sẽ tiến hành cuộn nhanh một đống rơm khô, nổi lửa lên thui trụi lông. Theo phương pháp này sẽ giúp dậy mùi thơm và giữ nguyên vị ngọt của thịt. Các bước thực hiện như sau: Làm sạch lông, mổ bụng, rửa qua nước, xát chút muối… Sau đó, bạn lấy que tre xiên thẳng, đem ra nướng trên bếp than cho vàng, dậy mùi thơm lên. Ăn kèm với ít xoài rừng chua ngọt và chén muối tiêu cay nồng đảm bảo ngon hết sẩy. Bạn kiếm thêm ít rau dớn rừng, bỏ vào ống le, đổ chút nước, đem nướng trên bếp rơm, chỉ một chút là đã có món ăn ngon lành.
Đặc sản Kon Tum chính là một trong những món ăn mang hương vị độc đáo mà chỉ có thể nếm thử trên mảnh đất Tây Nguyên xinh đẹp này. Bài viết vẫn chưa kết thúc đâu, cùng MIA.vn đón chờ phần 2 nhé!
Đặc sản Kon Tum mang đậm chất hương vị của núi rừng Tây Nguyên mà các tín đồ ẩm thực không nên bỏ qua. Trong hành trình khám phá vùng đất đầy nắng và gió này, bạn nên thưởng thức các món này để hiểu thêm về ẩm thực, văn hóa và cả lối sống của con người nơi đây.
1Điểm danh những món đặc sản Kon Tum ăn là ghiền (Phần 2)
Dân tộc Brâu thường sáng tạo ra những món ăn chế biến từ thịt thú rừng, phải kể đến như thịt dúi, chuột đồng, heo rừng và đặc biệt là thịt nhím Kon Tum. Đây là loại thịt có nhiều chất dinh dưỡng, thơm ngon cùng với cách chế biến phong phú.
Thịt nhím chắc nịt, thơm ngon, lớp bì dày nhưng giòn và hầu như không có mỡ. Hương vị của thịt nhím ngọt thanh, tính lạnh và có tác dụng tẩm bổ cho nhuận tràng. Đặc sản Kon Tum này có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như: Thịt nhím nhồi ống lồ ô, nhím nướng than hồng, nhím gói lá dong hay canh xương nhím nấu bột bắp… món nào cũng độc đáo và hấp dẫn.
Xem thêm: Thưởng thức Cá Niêng đặc sản của người dân huyện Đăk Glei, Kon Tum
Xôi vốn là món ăn quen thuộc đối với nhiều người. Nhưng nếu sau khi nấu từ gạo nếp, bạn kết hợp thêm chút măng rừng độc đáo thì chắc chắn đặc sản Kon Tum này sẽ mang đến hương vị mới lạ. Đây chính là món điểm tâm sáng thân thuộc đối với mỗi người dân bản địa Kon Tum.
Cách làm món ăn dân dã này cũng chẳng mấy cầu kỳ. Cụ thể, măng tươi sau khi thu hoạch sẽ đem về lột vỏ, rửa sạch và thái thành miếng vừa ăn. Qua công đoạn sơ chế, người ta sẽ đem xào qua với gia vị bí truyền để làm mất mùi ngái. Gạo nếp được tuyển chọn loại ngon đem ngâm khoảng 8 tiếng trong nước muối loãng và đặc biết có pha thêm bột nghệ để lên màu vàng nhạt hấp dẫn.
Món đặc sản Kon Tum này mang vẻ ngoài lẫn hương vị đặc trưng riêng biệt, quyến rũ mọi tín đồ ẩm thực. Màu sắc vàng tươi của măng rừng được đặt trên bát xôi nếp, xôi măng hấp dẫn khiến bao người đều nán lại chỉ để mua cho bằng được một gói. Chính sự đơn giản, dân dã đó đã biến món ngon này lại trở thành thứ níu chân biết bao nhiêu người dù chỉ một lần ghé thăm phố núi Tây Nguyên.
Món đặc sản Kon Tum - Cá chua của đồng bào dân tộc Jẻ Triêng có hương vị đậm đà của núi rừng. Để chế biến món cá chua, đòi hỏi bạn cần tỉ mỉ và độ chính xác cao. Đây là một loại cá giống cá trôi nhưng mình dẹt và nhỏ hơn sống ở vùng sông suối Tây Nguyên.
Theo kinh nghiệm của những người đồng bào dân tộc nơi đây, thì cá để càng lâu ăn càng ngon. Bởi cá để lâu thịt sẽ săn lại, ngấm gia vị và nhờ đó làm cho người ăn thấy vị mặn của muối, vị cay của ớt rừng, vị ngọt của lá bép, vị thơm của thính ngô và vị chua do hỗn hợp này đã được lên men… Tất cả quyện lại khiến cho miếng cá trở nên đậm đà hơn rất nhiều.
Nếu có cơ hội đặt chân đến Kon Tum thì bạn đừng vội vàng mà bỏ lỡ món dế chiên. Vì đặc sản Kon Tum này có vị béo ngậy, thơm ngon đậm đà mà không hề bị ngán. Nghe cái tên thôi là đã khiến bạn cảm thấy hứng thú bởi sự độc đáo, táo bạo của thành phần mới mẻ này rồi. Thế nhưng đây lại là món rất được ưa chuộng đối với người đồng bào dân tộc thiểu số. Có rất nhiều loại dế như: Dế than, dế cơm, dế lửa nhưng để chế biến món ăn này thì chỉ có dế cơm mới tạo ra hương vị ngon đúng điệu.
Với món đặc sản Kon Tum này thì người chế biến phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Đầu tiên, dế bắt về phải rửa sạch, để ráo nước, sau đó đợi khi dầu sôi thì bỏ dế vào chảo rồi chiên lên. Nhờ vào mẹo này khiến các bộ phận như đầu, chân… của dế trở nên giòn tan, còn phần thân dế lại không mất đi vị béo ngậy vốn có. Tiếp đó, để món dế chiên Kon Tum có thêm hương vị, người ta nêm gia vị, bỏ thêm trái ớt, lá chanh, sả thái nhỏ vào rang chung. Khi cho các gia vị vào, họ phải rang thật nhanh để lá chanh không bị mất đi màu xanh.
Cá gỏi kiến vàng độc và lạ là món đặc sản Kon Tum được sáng tạo bởi dân tộc Rơ Măm. Cũng tương tự như dế chiên, nghe tên món ăn này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy sợ, nhưng chỉ với một lần nếm thử cũng đủ khiến bạn lưu luyến và muốn dùng thêm. Vì thế, hãy lưu món cá gỏi kiến vàng vào cẩm nang du lịch để không quên thưởng thức loại đặc sản Kon Tum này khi đến đây!
Cá suối bắt loại vừa phải khoảng tầm ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để hạn chế mùi tanh. Còn đối với kiến vàng thì bạn chọn ổ kiến non và tốt nhất là đem cả trứng về giã nhỏ để riêng. Lấy muối hột, tiêu rừng, ớt xanh trộn chung cá với kiến vào và thêm chút thính gạo tạo nên mùi thơm cũng hương vị đậm đà. Nào là vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của kiến non, vị cay xé của ớt tạo nên hương vị ngon tuyệt.
Cà đắng là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum. Cà đắng có hình dáng như cà pháo hoặc thuôn dài, to hơn đốt tay, màu xanh đậm, sọc trắng dọc trên thân. Trước đây, cà đắng là cây mọc hoang thành vạt ven những bờ suối, ngọn đồi, quả. Nhưng đến hiện nay, cà đắng đã được bà con dân tộc mang về trồng trong vườn nhà nên trái to, màu xanh nhạt, vị đắng giảm đi chút ít, dễ ăn và phù hợp với khẩu vị nhiều người.
Cà đắng Kon Tum được xắt từng lát mỏng, xiên qua từng que đặt lên nướng cho đến khi cà chuyển sang màu nâu đậm và có mùi thơm thì nhấc xuống. Lúc này, cà đã dậy hương thơm thoang thoảng ra khắp căn phòng, chút nước đắng, hơi dai, mềm mềm, chấm cùng với muối tiêu rừng hoặc ăn kèm với thịt rừng nướng cũng rất ngon.
Ngoài ra, cà đắng còn có thể được chế biến với: tôm, tép, lươn, ếch,... tạo thành đa dạng các món ngon bắt mắt. Có thể lần đầu ăn, bạn sẽ có cảm giác không thoải mái với vị đắng nhân nhẫn của loại trái hoang dại, nhưng vài lần sẽ ghiền và khó quên hương vị độc đáo của nó.
Nhắc đến các món đặc sản Kon Tum thì không thể bỏ quên cái tên cơm lam. Đây là món ăn phổ biến đối với người dân tộc Tây Nguyên, nhưng mỗi nơi lại mang một màu sắc và hương vị khác nhau. Món ăn này mời gọi thực khách đến đây bởi mùi nếp thơm quyện với ống nứa. Cơm lam Kon Tum vừa chắc vừa dẻo nên khi thưởng thức sẽ không gây cảm giác ngán. Nhiều khi không có thức ăn kèm, người ta vẫn cảm nhận rõ vị đậm đà của gạo và mùi thơm của nứa non.
Trong các đặc sản Kon Tum MIA.vn vừa nêu trên, đâu là món bạn mong muốn được nếm thử nhất khi đến vùng đất đầy nắng và gió này? Dù đáp án của bạn là gì đi nữa, thì MIA.vn khuyên bạn nên thử sức với tất cả các món trên để hiểu thêm về ẩm thực nơi đây.