Thời gian: ngày 7/6 - 12/6 vào các năm chẵn

Địa điểm: tại nhiều điểm đến nổi tiếng của thành phố Huế

Festival Huế rực rỡ sắc màu được biết đến như biểu tượng của văn hóa và nghệ thuật tại cố đô đất Việt. Sự kiện này được khai mạc lần đầu tiên vào năm 1992 với tên gọi Festival Việt - Pháp, đến năm 2000 thì đổi thành Festival Huế và dùng làm tên chính thức cho tới nay.

Mỗi các năm chẵn tiến hành tổ chức, lễ hội sẽ có những chủ đề khác nhau cho thấy sự sáng tạo độc đáo trong việc quảng bá giá trị văn hóa và du lịch. Điển hình như chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế 1 điểm đến 5 di sản” vào năm 2018, “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế luôn luôn mới” vào năm 2020...

Tham gia Festival Huế, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động khám phá văn hóa thú vị như biểu diễn nghệ thuật đường phố, các buổi trưng bày, buổi ngâm thơ, hòa nhạc… Ngoài ra còn có những bộ phim trình chiếu màn ảnh rộng cho thấy bề dày lịch sử nhiều thăng trầm trên mảnh đất cố đô.

Hòa nhịp 8 lễ hội Huế lan tỏa giá trị văn hóa đậm đà bản sắc Việt 2

Mỗi các năm chẵn tiến hành tổ chức, Festival Huế sẽ mang những chủ đề khác nhau nhằm quảng bá giá trị văn hóa truyền thống và du lịch trên mảnh đất cố đô. Ảnh: baochinhphu

Thời gian: khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 mỗi 2 năm một lần

Địa điểm: phường Thủy Biểu, thành phố Huế

Lễ hội Huế nổi tiếng này thường được tổ chức đúng vào mùa thu hoạch thanh trà. Đây là sản vật đặc trưng của vùng đất Thủy Biểu, là một loại trái cây thuộc họ bưởi có vị ngọt thanh độc đáo. Dưới thời Nguyễn, thanh trà được tuyển chọn kỹ càng để dâng tiến cung vua.

Và tại lễ hội thanh trà, bạn có thể mua thức quả quý này về làm quà du lịch Huế cho gia đình, bạn bè hay thưởng thức các món ngon được người dân địa phương chế biến từ trái thanh trà như bánh canh, chè, súp…

Song song với lễ hội còn có rất nhiều chương trình phục vụ khách tham quan, du lịch như hội thi sản phẩm trái ngon thanh trà Huế, lễ cáo giang sơn cung tiến thanh trà cũng như các trò chơi dân gian.

Hòa nhịp 8 lễ hội Huế lan tỏa giá trị văn hóa đậm đà bản sắc Việt 3

Lễ hội không chỉ giúp tìm hiểu thêm về thức quả quý tại Thủy Biểu mà còn mang thanh trà đến gần với khách du lịch qua các hoạt động thương mại, trải nghiệm ẩm thực. Ảnh: visithue

Thời gian: mùng 2, 3 tháng 3 và mùng 8 đến 10 tháng 7 Âm lịch hằng năm

Địa điểm: điện Hòn Chén tại làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thành phố Huế

Lễ điện Hòn Chèn được tổ chức hai lần một năm nhằm thể hiện lòng thành kính và biết ơn của người dân địa phương đến Thánh mẫu Thiên Y A Na. Trong lễ hội tâm linh này, các nghi thức diễn ra vô cùng bài bản và long trọng, bao gồm lễ cung nghinh Thánh mẫu hồi loan về điện, lễ cầu nguyện quốc thái dân an, lễ phóng sinh - phóng đãng…

Điểm nhấn của sự kiện mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng này là đám rước Thánh mẫu được cử hành trên những chiếc bằng - một loại phương tiện đường thủy đặc trưng của người Huế. Mỗi chiếc bằng đặt bàn thờ Thánh mẫu, cùng với đó là long kiệu do các trinh nữ khiêng và mang theo bình hương, ống trầu, bình trà.

Hòa nhịp 8 lễ hội Huế lan tỏa giá trị văn hóa đậm đà bản sắc Việt 4

Các nghi thức trong lễ hội điện Hòn Chén được tổ chức rất long trọng, thể hiện lòng thành kính và đức tin truyền thống với Thánh mẫu Thiên Y A Na. Ảnh: thuvien.thuathienhue

Thời gian: dịp Tết Nguyên Đán

Địa điểm: cầu ngói Thanh Toàn tại làng Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy

Nhắc đến lễ hội Huế truyền thống, MIA.vn không thể không giới thiệu lễ hội Bài Chòi tại cầu ngói Thanh Toàn thuộc làng Thanh Thủy Chánh. Đây là sự kiện nhằm tôn vinh và bảo tồn nghệ thuật dân gian, song song đó tạo nên sự kết nội giữa cộng đồng qua việc giao lưu và trải nghiệm những giá trị văn hóa lâu đời.

Bài chòi là một trò chơi dân gian phổ biến ở những vùng quê ven biển, đặc biệt là miền Trung và Nam Trung Bộ. Nét độc đáo của bộ môn này không nằm ở việc chơi bài như tên gọi mà đến từ những câu vè, điệu hò dí dỏm của người giao bài và người tham gia.

Hòa nhịp 8 lễ hội Huế lan tỏa giá trị văn hóa đậm đà bản sắc Việt 5

Nét độc đáo của bộ môn bài chòi được thể hiện rõ nét qua lễ hội với những câu vè, điệu hò dí dỏm giữa người giao bài và người tham gia. Ảnh: Tùng Anh

Thời gian: ngày 22 tháng 1 Âm lịch

Địa điểm: đền thờ Bà Bún tại làng Vân Cù, huyện Hương Trà

Lễ hội làng bún Phú Đô là sự kiện mang khách du lịch Huế đến hơn với nét đẹp văn hóa truyền thống địa phương thông qua nhiều nghi thức, nghi lễ và hoạt động đặc sắc trong 2 phần: lễ và hội.

Vào sáng sớm ngày 22 tháng 1 Âm lịch, người dân sẽ chuẩn bị các sản phẩm truyền thống của làng nghề cùng những sản phẩm nông nghiệp khác tiến hành nghi lễ dâng lên Bà Bún. Sau đó là phần hội với lễ rước kiệu Đức Thánh Cả, Đức Ông (Đức tổ nghề bún Nguyên Thơ) và Hai Bà (Bà An và Bà Phương).

Thời gian: ngày 10 tháng Giêng Âm lịch

Địa điểm: đình làng Lại Ân tại xã Phú Mậu, huyện Phú Vang

Tuy đã tồn tại hơn 200 năm nhưng mỗi lần tổ chức, hội vật làng Sinh đều thể hiện rõ nét giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ trên mảnh đất cố đô Huế. Bất cứ ai cũng có thể đăng ký tham gia lễ hội này khi đến đình làng Lại Ân vào khoảng ngày 10 tháng Giêng Âm lịch.

Các đô vật với tinh thần thượng võ và sức khỏe phải giành chiến thắng trước 3 đối thủ để vượt qua vòng đấu loại. Sau khi tiến vào vòng bán kết sẽ đấu 1 chọi 1 để bước vào chung kết. Người chiến thắng cuối cùng sẽ nhận được giải Cạn - giải thưởng danh giá của hội thi với số tiền thưởng khá lớn.

Hòa nhịp 8 lễ hội Huế lan tỏa giá trị văn hóa đậm đà bản sắc Việt 6

Hội vật làng Sinh lưu giữ trọn vẹn nét đẹp và giá trị văn hóa truyền thống qua những màn thi kịch tính giữa các đô vật đề cao sức khỏe và tinh thần thượng võ. Ảnh: khamphahue

Thời gian: ngày 12 tháng Giêng Âm lịch

Địa điểm: dọc bờ sông của làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang

Vào ngày 12 tháng Giêng Âm lịch hằng năm, lễ hội cầu ngư Huế sẽ được tổ chức nhằm tưởng nhớ vị Thành Hoàng có công dạy nghề đánh cá và buôn bán ghe mành cho bà con. Thông qua đó lưu giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống với những nghi lễ mong cầu cuộc sống no ấm, đủ đầy.

Phần hội của sự kiện gồm những màn trình diễn đặc sắc tái hiện lại cảnh sinh hoạt, đánh bắt cá trên biển của ngư dân, ngoài ra còn có nhiều trò chơi thu hút khách du lịch như hội đua trải trên đầm phá.

Hòa nhịp 8 lễ hội Huế lan tỏa giá trị văn hóa đậm đà bản sắc Việt 7

Lễ hội cầu ngư Huế gồm phần lễ và phần hội với nhiều nghi thức truyền thống, cũng như những màn trình diễn tái hiện cảnh sinh hoạt trên biển của người dân chài. Ảnh: phuvang.thuathienhue

Thời gian: dịp Quốc khánh

Địa điểm: sông Hương, thành phố Huế

Lễ hội đua ghe là một trong những lễ hội truyền thống diễn ra vào ngày Quốc khách tại khu vực sông trước trường Quốc Học - Huế. Không sử dụng thể thức như các cuộc thi quốc tế trong và ngoài nước, hội đua gồm 7 đội cung và 1 đội phá, tổng cộng 9 đội đua. Mỗi đội tùy vào nam hay nữ phải vượt qua 3 vòng 6 tráo hoặc 2 vòng 4 tráo. Các ghe sẽ đua 3 vè chính dọc sông Hương, lộn về rốn khi xuất phát và vào vòng cuối lúc về đích.

Hành trình du lịch Huế sẽ thêm phần trọn vẹn với trải nghiệm hòa mình vào không khí đông vui, nhộn nhịp mà các lễ hội mang đậm nét đẹp truyền thống văn hóa mang lại. Lưu ngay thông tin về thời gian và địa điểm tổ chức các lễ hội Huế đặc sắc trên đây để dễ dàng tham khảo, cũng như sắp xếp lịch trình.