Nghiên cứu “Vali của bạn quá bẩn” của chuyên gia người Đài Loan Huang Xuan đã chỉ ra những loại vi khuẩn trên vali cũng như phương pháp vệ sinh để phòng tránh bệnh do vi khuẩn cũng như chất ô nhiễm hành lý. Thống kê cho thấy mỗi kiện hành lý có thể chứa đến 80 triệu loại vi khuẩn, một số dẫn đến bệnh cho người sử dụng. Trong số đó những loại vi khuẩn phổ biến nhất có thể kể đến như E. coli, Staphylococcus aureus và Salmonella.
Các loại vi khuẩn có thể đến từ những bề mặt mà hành lý tiếp xúc suốt quá trình di chuyển, như: ghế ngồi trên phương tiện di chuyển, khay an ninh hàng không, thảm/tường phòng khách sạn… Có thể chia thành 3 nhóm chính sau:
- Từ cơ thể người: Cả da, mũi và miệng của chúng ta đều chứa đầy vi khuẩn và nó có thể chuyển sang hành lý khi chạm vào.
- Từ môi trường: Vi khuẩn cũng tồn tại trong cả lòng đất, không khí lẫn nước. Khi đặt hành lý trên mặt đất hoặc ngoài không khí thì bản thân vali đã có nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
- Từ các vật dụng khác: Cả quần áo, thực phẩm lẫn những chiếc vali khác đều có vi khuẩn, và nó có thể truyền vào hành lý bạn khi được tiếp xúc.
Không chỉ có vi khuẩn mà hành lý của chúng ta cũng có thể bị ô nhiễm bởi các chất sau:
- Bụi bẩn: 90%
- Vi khuẩn: 70%
- Dư lượng thực phẩm: 50%
- Mồ hôi: 40%
- Mỹ phẩm: 30%
- Thuốc: 20%
- Lông thú cưng: 10%
Chúng có thể bám vào vali thông qua cơ thể người, môi trường cũng như vật dụng thông thường khác, rồi gây ra các bệnh như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng da…
Vali vỏ cứng dễ tích tụ bụi bẩn nhiều hơn trong khi vỏ mềm thì sẽ tích tụ vụn thức ăn lẫn mồ hôi. Chuyên gia Huang Xuan cũng đã phân loại những chất gây ô nhiễm trên hành lý vỏ mềm (vali vải) và hành lý vỏ cứng (vali nhựa) có sự khác biệt như thế nào:
- Bụi bẩn: Vali loại chất liệu nào cũng có thể tích tụ bụi bẩn nhưng lượng tích tụ trên vali vỏ cứng thường nhiều hơn.
- Vi khuẩn: Vali vỏ mềm dễ tích tụ vi khuẩn hơn.
- Mảnh vụn thức ăn: Vali vỏ mềm có khả năng tích tụ vụn thức ăn nhiều hơn so với vỏ cứng.
- Đổ mồ hôi: Vali vỏ cứng không tích tụ mồ hôi nhiều như vali vỏ mềm.
- Mỹ phẩm: Vali vỏ mềm dễ tích lũy mỹ phẩm hơn.
- Thuốc: Vali vỏ mềm tích lũy thuốc nhiều hơn.
- Lông thú cưng: Lông thú dễ bị tích lũy trên vali vỏ mềm hơn.
- Bỏ hết đồ đạc bên trong vali nhựa ra, kiểm tra mọi ngăn tránh còn sót. Tiếp theo chúng ta mở hẳn vali ra ở nơi khô ráo trong vài tiếng để khử mùi khó chịu bên trong.
- Làm sạch trong vali bằng bàn chải mềm hoặc bàn chải chuyên dụng, dùng máy hút bụi mini để hút mọi ngóc ngách bên trong. Nếu lớp lót bên trong bằng nhựa thì chúng ta có thể lau bằng khăn ẩm.
- Vali nhựa thường có bánh xe, tay kéo hay một số bộ phận khác tháo rời được. Để vệ sinh chúng ta có thể tháo ra và chùi rửa thật cẩn thận rồi lắp về vị trí ban đầu.
- Làm sạch vỏ cứng bên ngoài bằng xà phòng nhẹ cùng nước ấm. Đầu tiên hãy làm ẩm khăn lau rồi lau nhẹ nhàng phần trên, tới phần đế, bánh xe và những bộ phận khác. Tiếp theo hãy xả nước khăn vừa lau, nhúng vào xà phòng để lau tiếp lần thứ hai. Chỗ nào sạch có thể lau sơ qua nhưng các vết bẩn thì cần lau thật cẩn thận. Sau khi lau sạch hết toàn bộ vali thì bạn lau lại bằng nước sạch cho hết xà phòng.
- Dùng khăn khô lau sạch hết hơi ẩm, để vali ở nơi khô ráo và phơi trong vài tiếng.
- Xác định vali có cần phải giặt kỹ lưỡng không, nếu chỉ bám bụi thì chúng ta chỉ cần lau sơ hoặc sử dụng máy hút bụi.
- Khi xuất hiện những vết bẩn cứng đầu thì chúng ta cần giặt vali. Lúc này hãy chuyển mọi đồ đạc bên trong ra ngoài và kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không sót thứ gì bên trong.
- Dùng bàn chải hoặc chổi khô lau hết bụi bám trên bề mặt vali. Bạn có thể dùng máy hút bụi để hút sạch những góc bụi bám lâu ngày.
- Dùng dung dịch tẩy rửa nhẹ để làm sạch vali. Nếu phải đối mặt với những vết bẩn thì dung dịch tẩy quần áo màu là sự lựa chọn hàng đầu để tránh làm phai màu. Hỗn hợp tẩy rửa chúng ta có thể tự thực hiện tại nhà là bột giặt dịu nhẹ, nước rửa chén… Để khử mùi hiệu quả bạn hãy cân nhắc rắc baking soda vào trong vali 1 – 2 ngày. Đối với vết ố thì kem đánh răng cũng là một vật dụng khá hiệu quả.
Tips nhỏ: Dùng khăn ẩm lau một góc nhỏ của vali để kiểm tra trước khi sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng.
- Nếu chất liệu vali vải tương đối mềm thì bạn có thể giặt bằng tay, nhưng lưu ý đến các chi tiết như nẹp kim loại hoặc nhựa để tránh làm hỏng.
- Phơi khô vali vải tự nhiên để tránh gây hỏng lớp sơn hoặc lớp lót cao su của vali, mở khóa kéo vali rộng nhất có thể cho khoang bên trong thông thoáng nhanh và không để lại mùi khó chịu.
- Bỏ hết vật dụng bên trong ra ngoài và mở vali phơi khô ráo vài tiếng tương tự như hai loại vali trên.
- Làm sạch bụi bẩn bên trong vali bằng bàn chải mềm và hút bụi cẩn thận trong các túi, ngăn kéo. Nếu lớp lót bên trong bằng nhôm thì chúng ta có thể lau bằng khăn ẩm. Những khu vực bị bẩn hãy sử dụng khăn ẩm lau sạch.
- Vệ sinh kỹ lưỡng nhưng bộ phận nào trên vali có thể tháo rời.
- Làm sạch bên ngoài bằng vòi xịt để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp theo bạn sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng cho nhôm để vệ sinh. Lau từ trên xuống dưới thật sạch bằng vải ẩm để tránh làm nước bẩn nhỏ giọt xuống khu vực đã sạch sẽ. Cuối cùng hãy xả lại bằng nước sạch.
- Phơi vali nhôm dưới nắng không quá gắt, chờ khô hẳn, hơi ẩm bay hết thì bọc nilong lại và bảo quản ở nơi thoáng mát.
Lưu ý 5 điều cấm kỵ khi vệ sinh vali:
- Dùng chất tẩy rửa nhẹ, không sử dụng các chất tẩy rửa có chứa chất tẩy trắng hoặc amoniac.
- Không dùng chất mài mòn vì dễ làm xước vỏ hành lý.
- Không ngâm vali bên trong nước gây gỏng cấu trúc.
- Lau hành lý lại bằng vải khô sau khi đã làm sạch.
- Đặt vali tại khu vực thoáng mát, khô ráo tránh bị nấm mốc.
Kể cả những vali không được sử dụng trong thời gian dài thì cũng cần được làm sạch thường xuyên, tránh tình trạng chất ô nhiễm tích tụ bên trong. Hy vọng những kinh nghiệm mà MIA.vn đã cung cấp trên đây sẽ hữu ích cho các bạn độc giả.