Ý nghĩa con số 36 phố phường Hà Nội

29.10.2017 | 29,498 lượt xem
Bạn đã biết ý nghĩa thật sự đăng sau con số 36 phố phường tại Hà Nội? Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Hà Nội 36 phố phường gắn với lịch sử phát triển hàng ngàn năm của mảnh đất kinh kì nghìn năm văn hiến. Trải qua nhiều thăng trầm biến cố của lịch sử nhưng những tên gọi của các con phố này vẫn không có nhiều thay đổi. “36 phố phường” là một khái niệm rất đỗi quen thuộc đặc biệt là với du khách đã từng đi du lịch Hà Nội. Tuy nhiên liệu có thật là con số 36 không và ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng biết.

Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề và các ngôi nhà cổ. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ “Hàng” đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.

Ý nghĩa con số 36 phố phường Hà Nội 2

Trong nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, truyền hình hiện nay, chúng ta thường nghe đến cụm từ “Hà Nội 36 phố phường”:

Rủ nhau chơi khắp Long thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai

Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay

Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy

Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn

Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang

Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng

Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông

Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè

Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre

Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà

Quanh đi đến phố hàng Da

Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh

Phồn hoa thứ nhất Long thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

Trong quan niệm dân gian, 36 được coi là số tài lộc. Con số này cũng rất quen thuộc trong Binh pháp Tôn Tử với 36 kế; trong Truyện Kiều khi Sở Khanh rủ Kiều bỏ trốn có đoạn: “Thừa cơ lẻn bước ra đi. Ba mươi sáu chước chước gì là hơn”; trong Tây Du Ký, Trư Bát Giới có 36 phép thuật; trong quan họ Bắc Ninh cũng có bài 36 thứ chim…

Ý nghĩa con số 36 phố phường Hà Nội 3

Tuy nhiên, khu “Hà Nội 36 phố phường” là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. Vào tháng 12.1748, vua Lê Hiển Tông từng chia kinh thành Thăng Long thành 36 khu vực gọi là phường, thuộc hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức và cuối thế kỉ 19, Hà Nội có hơn 50 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng”.

Ý nghĩa con số 36 phố phường Hà Nội 4

Văn bản “Hà Nội 36 phố phường” ra đời vào cuối thế kỷ 19, gây ấn tượng lớn nhưng không nên hiểu đó là sự đánh dấu của việc ra đời Hà Nội 36 phố phường, bởi Hà Nội 36 phố phường là điều không có trong lịch sử.

Một đóng góp lớn trong nền văn học chính là tác phẩm ” Hà Nội băm sáu phố phường” của Thạch Lam. Vì tác phẩm này quá nổi tiếng nên cho dù lịch sử không có thật thì vẫn khiến mọi người mặc định và đón nhận Hà Nội có 36 phố phường. Tác dụng của Văn học nghệ thuật là cực kỳ lớn tuy nhiên khoa học chưa can dự để trả lại tính chính xác của các thông tin này bên cạnh tính hấp dẫn của nó.

Ý nghĩa con số 36 phố phường Hà Nội 5

Trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, phố phường Hà Nội xưa đã thay đổi nhiều về tên gọi, số lượng cũng như diện tích nhưng một số vẫn giữ nguyên tên cũ như gợi nhắc cho những tâm hồn hoài niệm về một Hà Nội trong quá khứ

Bây giờ hầu hết các phố vẫn còn nhưng không sản xuất những mặt hàng như tên gọi của nó nữa. Như phố Hàng Hòm không sản xuất Hòm nữa. Phố hàng Khoai không bán khoai nữa, thay vào đó phố Hàng Khoai lại bán bát đĩa, phố Hàng Đường nổi danh với Ô mai, phố Hàng Gà thì in thiệp cưới,…

Ý nghĩa con số 36 phố phường Hà Nội 6

Tuy nhiên vẫn còn một số ít các con phố vẫn bán mặt hàng như trước đây như phố Hàng Chiếu hiện nay vẫn bán chiếu, Hàng Thiếc vẫn bán các mặt hàng liên quan đến thiếc,…

Ý nghĩa con số 36 phố phường Hà Nội 7

Dấu xưa vẫn còn hiện diện qua những căn nhà cổ của Hà Nội, nhắc đến phố cổ Hà Nội là không thể không nhắc tới những con phố nhỏ, ngõ nhỏ với những căn nhà mái ngói hình ống, rêu phong bao phủ. Bên cạnh đó đình, đền, chùa… là các không gian tâm linh mang tính cộng đồng trong khu 36 phố phường. Các không gian văn hoá cổ này từ khi xây dựng đến nay vẫn đang hoạt động góp phần tạo nên đặc trưng của khu 36 phố phường.

Nguồn: Sưu tầm

Tác giả: Trần Trọng Minh Hiếu

Top 10 bài viết lượt xem nhiều nhất